Đã 83 tuổi, song bác sĩ Chung vẫn ngày ngày tình nguyện chăm sóc, dạy dỗ cho hàng chục em nhỏ nhiễm chất độc da cam ở làng Hòa Bình, nơi bà được thân thương gọi là "bà nội".
|
6h hàng ngày, bà Tạ Thị Chung đến làng Hòa Bình - Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM để dặn dò bộ phận bếp chuẩn bị đồ ăn, đánh thức những đứa cháu dậy ăn sáng và đi học. |
|
Bà Chung (83 tuổi, quê Bến Tre) xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng. Năm 15 tuổi, bà tham gia hoạt động cách mạng và 4 năm sau tự hào được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Bác sĩ Tạ Thị Chung giữ chức phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Từ Dũ TP.HCM từ năm 1975 đến 1998. |
|
Bệnh viện Từ Dũ là nơi nhiều em nhỏ chào đời nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng được may mắn. Có những em bị bệnh tật khi sinh ra hay do hoàn cảnh gia đình bị bỏ rơi không nơi nương tựa, không người chăm sóc… "Xót xa khi chứng kiến nỗi đau này, tôi đã bàn với ban giám đốc bệnh viện thành lập nên làng Hòa Bình”, bà nói. |
|
Hiện, làng đang nhận chăm sóc cho 60 trẻ là nạn nhân chất độc da cam, bị khuyết tật, một số em bị bỏ rơi từ lúc nhỏ.
|
|
"Với tôi, niềm vui lớn là được thấy các cháu tuy bị bệnh nhưng vẫn cố gắng vươn lên học tập và rèn luyện bản thân mình thành những người có ích. Tôi chỉ mong sao các em được xã hội quan tâm nhiều hơn nữa, được đi học và sau này có công ăn việc làm", bà Chung tâm sự.
|
|
Chăm sóc một đứa trẻ bình thường đã khó, chúng lại còn bị bệnh tật, nhiễm chất độc dioxin lại càng vất vả hơn nhiều. Tuy nhiên, với tấm lòng của mình, gần 40 năm qua, bà Chung đã cùng các “mẹ” ở làng Hòa Bình vẫn tận tâm nuôi nấng, dạy dỗ cho các em. |
|
Em Trần Thị Vy (13 tuổi) bị bệnh cứng đa khớp tứ chi và bại não. Vy là một trong những em nhỏ nhất ở làng Hòa Bình nên rất nhận được nhiều tình thương của bà.
|
|
Những người làm việc tại đây tâm sự, nếu không có sự nhiệt huyết và một tấm lòng nhân ái bao la chắc chắn không thể gắn bó được lâu dài với nơi này. "Bà Chung là một người phụ nữ rất đặc biệt và đáng kính", chị nói.
|
|
Đến nay làng Hòa Bình đã nuôi nấng hơn 200 trẻ khuyết tật, có những em nỗ lực học tập và tìm ra hướng đi cho cuộc đời mình. Trong ảnh: Bà Chung đang dạy học cho Phạm Thị Thu Thủy, hiện em đang học tại Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề và tạo việc làm cho người tàn tật TP.HCM.
|
|
Em Nguyễn Thị Thùy Giang mừng quýnh khi được “bà nội” tới thăm. Giang bị bệnh bại não, về đây ngay từ khi còn nhỏ. |
|
Với bà, các cháu ngoan ngoãn, học giỏi là một món quà vô giá.
|
|
Làng Hòa Bình là nơi bà gửi bao tình thương yêu, trăn trở. Chẳng ngạc nhiên khi 60 đứa trẻ (từ người lớn nhất đã 30 tuổi đến các đứa nhỏ) tất cả đều âu yếm gọi bà cách gọi thân thương, gần gũi là "nội".
|
|
Nơi đây có 39 cán bộ, nhân viên, trong đó 36 là nữ. Mọi người ở đây cùng với bà Chung vừa chăm lo việc ăn uống, chăm sóc sức khỏe, tập trị liệu, dạy chữ cho các em. Trong ảnh là nữ điều dưỡng Trần Thị Hồng Vân. |
|
Đồng cảnh ngộ nên các em luôn yêu thương, giúp đỡ và chăm sóc nhau như ruột thịt trong gia đình. |
|
Với những đóng góp thầm lặng của mình, bà Chung đã được phong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân, Huy hiệu 50 năm tuổi Đảng, Huân chương Độc lập hạng nhì.
|
|
39 năm gắn bó, làng Hòa Bình xem như ngôi nhà thứ 2 của bà. Phần vì công việc, phần vì cái mùi thuốc đã gắn vào máu thịt nhưng hơn tất cả chính là tình cảm của cô với những đồng nghiệp, những bệnh nhân nghèo và những số phận trẻ thơ không may mắn. |
Ảnh: Võ Minh Thanh - Clip: Trương Khởi
Bệnh viện
trẻ em
chất độc da cam
tình cảm
chăm sóc