Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Ba dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng cần được đưa đến bệnh viện

Sốt cao không hạ, giật mình và quấy khóc nhiều là 3 triệu chứng cho thấy trẻ mắc tay chân miệng nặng, cần được đưa vào cơ sở y tế để khám và điều trị.

Con tôi được chẩn đoán mắc tay chân miệng độ một và đang được điều trị tại nhà. Nhờ bác sĩ tư vấn cho tôi một số dấu hiệu nhận biết nếu bệnh con trở nặng.

Bác sĩ chuyên khoa II Trương Cẩm Trinh, Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do nhiều loại virus gây ra ở trẻ dưới 5 tuổi. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp, thậm chí tử vong.

Giai đoạn khởi phát của tay chân miệng, trẻ có dấu hiệu đau họng, sốt nhẹ, quấy khóc, biếng ăn, tiêu chảy…

Giai đoạn toàn phát, trẻ sẽ có triệu chứng viêm loét miệng, sốt (37,5-38 độ C), phát ban dưới dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, khuỷu tay, mông.

Hầu hết trẻ bị tay chân miệng hồi phục dần sau 7-10 ngày. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ gặp các biến chứng nguy hiểm tới tính mạng như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp… thậm chí dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp trẻ có một trong 3 triệu chứng dưới đây, cha mẹ không nên chủ quan tự theo dõi tại nhà mà cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc.

- Trẻ sốt cao không đáp ứng với điều trị: Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

- Trẻ giật mình: Trẻ mắc tay chân miệng có biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ nên chú ý phát hiện triệu chứng này ở trẻ ngay cả khi đang chơi và quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian không.

- Trẻ quấy khóc dai dẳng, kéo dài: Trẻ quấy khóc nhiều; cứ ngủ 15-20 phút, bé dậy quấy khóc rồi ngủ lại, thậm chí quấy khóc cả đêm không ngủ. Nhiều cha mẹ chủ quan nghĩ con quấy khóc vì các nốt đau trong miệng nhưng thực tế, đây là tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Chữa lành bằng sách

Mục Sức khỏe giới thiệu một số cuốn sách về chủ đề sức khỏe tâm thần dành cho bạn đọc có quan tâm:

Chữa lành sau sang chấn: "Chữa lành sau sang chấn" là một cách tiếp cận sức khỏe tinh thần, thể chất và tâm linh gọi là tâm lý học toàn diện, nơi người tham gia cam kết thực hành mỗi ngày để tự giúp mình khỏe mạnh bằng cách phá vỡ các khuôn mẫu tiêu cực, chữa lành quá khứ.

Đại dương đen là tiếng nói sẻ chia với thế giới của người trầm cảm, đồng thời là lời kêu gọi xóa bỏ định kiến xã hội, để những con người ấy có cơ hội được sống hạnh phúc.

Triệu chứng trẻ bị rối loạn lo âu

Đối với một số trẻ, sự lo lắng ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ hàng ngày của các em, gây trở ngại cho học tập, gia đình và mối quan hệ xã hội.

Độc giả Minh Anh

Bạn có thể quan tâm