Người bệnh quai bị có thể lây bệnh từ 5 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng và 9 ngày sau khi sưng tuyến mang tai. Ảnh: Healthline. |
Quai bị là bệnh truyền nhiễm do virus paramyxo gây ra. Bệnh bắt đầu với các triệu chứng nhẹ như nhức đầu, sốt và mệt mỏi. Nhưng sau đó, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn khiến má và quai hàm sưng tấy lên, vết sưng có thể mềm và đau.
Theo Very Well Health, cũn như các bệnh truyền nhiễm khác, virus gây bệnh quai bị vẫn có khả năng lây lan cao, mặc dù có tới 1/3 số người mắc bệnh quai bị không có triệu chứng nào.
Virus quai bị có thể lây nhiễm cho người khác qua các con đường sau:
Đường hô hấp: Khi người bệnh hắt hơi hoặc nói chuyện, các giọt bắn nhỏ chứa virus sẽ phát tán trong không khí và lây sang người khác khi họ hít phải.
Đường tiếp xúc trực tiếp với nước bọt: Virus quai bị có thể lây qua việc hôn, dùng chung đồ dùng ăn uống hoặc tiếp xúc với đồ chơi, dụng cụ bị dính nước bọt của người bệnh.
Đường tiếp xúc với bề mặt bị ô nhiễm: Virus quai bị có thể tồn tại trên các bề mặt như tay nắm cửa, điện thoại, bàn phím máy tính trong vài giờ. Nếu người bình thường chạm vào các bề mặt này và sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, họ có thể bị lây bệnh.
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu mà chỉ là điều trị triệu chứng. Bệnh sẽ tự khỏi trong vòng vài tuần. Trong trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh có thể cách ly tại nhà và điều trị theo sự hướng dẫn của cơ sở y tế.
Một số thói quen sinh hoạt cùng phương pháp hỗ trợ sau có thể giúp giảm triệu chứng quai bị:
- Uống nhiều nước
- Súc miệng nước muối ấm
- Ăn thức ăn mềm, dễ nhai
- Tránh các thực phẩm có tính axit khiến miệng bạn chảy nước bọt
- Chườm đá hoặc chườm nóng lên các tuyến bị sưng
- Không dùng các loại thuốc chứa aspirin như acetaminophen và ibuprofen để hạ sốt và giảm đau
Bệnh quai bị thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế Việt Nam. Biện pháp dự phòng chủ động có hiệu quả nhất đối với bệnh quai bị là tiêm vaccine quai bị sớm cho trẻ từ 12 tháng tuổi.
Ngoài ra, biện pháp quan trọng khác là vệ sinh cá nhân, thường xuyên súc họng bằng dung dịch khử khuẩn hoặc nước muối loãng, đặc biệt chú ý cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi.
Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.