Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba sai lầm dễ gặp khi làm bài thi Vật lý

Thầy giáo Đỗ Ngọc Hà, giáo viên dạy môn Vật lý lâu năm, chỉ ra 3 sai lầm thí sinh thường gặp khi làm bài thi môn này, đồng thời đưa ra lời khuyên để khắc phục.

Làm tuần tự từng câu

Đề thi THPT quốc gia gồm có 50 câu hỏi. Các câu hỏi khó - dễ trong đề thi đều có giá trị tương đương và khoảng 60% câu dễ (đề minh họa của Bộ GD&ĐT có 30 câu dễ). Hiện tại, Bộ GD&ĐT chưa công bố rõ ràng sẽ sắp xếp các câu hỏi theo thứ tự từ dễ đến khó hay không.

Nếu trong đề thi, các câu hỏi vẫn được trộn lẫn như mọi năm, việc làm tuần tự từng câu một có thể gây tâm lý hoang mang và mất thời gian của thí sinh, khi gặp câu khó. Do vậy, lúc làm bài, thí sinh hãy chia thành từng lượt.

Thí sinh thi đại học năm 2014. Ảnh: Hoàng Hà.

Lượt 1: Đọc lướt các câu hỏi từ đầu đến cuối, gặp những câu dễ (khoảng 25-30 câu hỏi lý thuyết, bài tập vận dụng công thức hoặc bài tập 2-3 phép biến đổi đơn giản), thí sinh cần làm ngay.

Một số câu dễ, nhưng chưa thể nhớ ra ngay, các em hãy đánh dấu lại (khoanh tròn câu hỏi chẳng hạn). Những câu hỏi quen, cảm thấy có thể giải được (nhưng dự đoán sẽ mất thời gian), có thể đánh dấu lại cho lượt 2 (gạch chân câu hỏi chẳng hạn).

Lượt 2: Qua lượt đầu tiên, thí sinh làm được khoảng 25-30 câu, đã chắc chắn được 5-6 điểm, tâm lý sẽ thoải mái hơn. Lúc này, các em đọc và làm lại những câu hỏi đã được đánh dấu trong lượt 1 (câu dễ bị quên kiến thức đã được khoanh tròn, câu khó hơn nhưng quen thuộc được gạch chân). Tùy trình độ từng người, thí sinh có thể làm thêm được từ 5-10 câu.

Lượt 3: Rà soát lại toàn bộ câu hỏi và đáp án đã khoanh.

Lượt 4: Những câu quá khó, lạ không thể làm được, thí sinh có thể khoanh “may mắn”. Các em để ý, đáp án thường cho tỷ lệ giống nhau (A:B:C:D = 12-13-12-13). Do đó, nếu các câu hỏi làm được ở những lượt trên chọn nhiều đáp án A, C, D, những câu còn lại nên khoanh nhiều phương án B.

Thủ khoa kép năm 2014 chia sẻ mẹo làm bài thi khối A, B

Giữ tâm lý thoải mái, ôn tập toàn diện, tuyệt đối không tẩy xóa khi làm bài… là những điều mà thủ khoa Nguyễn Ngọc Anh chia sẻ với thí sinh thi THPT quốc gia.

Không đổi đơn vị các đại lượng

Chẳng hạn cho câu hỏi:

Trong chân không, một ánh sáng có bước sóng là 0,60 μm. Năng lượng của phôtôn ánh sáng này bằng:

A. 2,07 eV.      B. 4,073 eV.    C. 3,312.10-19 eV.       D. 6,152.10-19 J.

Áp dụng công thức, năng lượng photon = hc/λ, ấn máy ra: 3,312.10-19; nhiều học sinh bất cẩn chọn ngay đáp án C. Nhưng đơn vị ở phép tính trên là J nên không có đáp án đúng theo đơn vị này ở bốn phương án trên, vì vậy phải nhớ đổi ra đơn vị eV, 1eV = 1,6.10-19 J. Do đó 3,312.10-19 : 1,6.10-19  = 2,07 eV, chọn đáp án A mới là chính xác.

Ngoài ra, khi tính cơ năng W = 0,5mω2A2, lực kéo về F = mω2x, độ lớn lực đàn hồi Fđh = k.|độ biến dạng lò xo| thì chú ý đơn vị của A, x, |độ biến dạng lò xo| trong những công thức trên phải đổi về m (mét). Nhiều thí sinh bị sai khi xuất hiện những đáp án nhiễu có tính toán của người làm đề!

Kết quả không phù hợp thực tế

Trước khi thi, thí sinh nên xem lại toàn bộ bảng biểu trong sách giáo khoa: Bảng tốc độ truyền âm (v) trong các chất (v trong không khí 00C <  v trong không khí 250C < v trong nước 250C < v trong sắt < v trong nhôm); bảng khoảng bước sóng của thang sóng điện từ (tia gama, tia X, tia tử ngoại, ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, sóng vô tuyến); bảng giới hạn quan điện ngoài các kim loại (kim loại kiềm thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy, bạc, nhôm, đồng, kẽm thuộc vùng tử ngoại); bảng giới hạn quang dẫn của một số bán dẫn (thuộc vùng hồng ngoại)…

Các em cũng cần nhớ, tần số ánh sáng phát nhỏ hơn tần số ánh sáng kích thích và bước sóng ánh sáng phát quang thì dài hơn (lớn hơn) bước sóng của ánh sáng kích thích.

Thủ khoa Học viện Báo chí và Tuyên truyền tư vấn thi khối C

Đạt 9 điểm Ngữ văn và là thủ khoa khối C của Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2014, Vũ Thu Thủy tư vấn cho thí sinh thi THPT quốc gia làm bài các môn xã hội đạt điểm cao.

Giang Giang (ghi)

Bạn có thể quan tâm