Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ba ứng viên vaccine Covid-19 'made in Vietnam' hiện như thế nào?

Báo cáo mới nhất của Bộ Y tế thông tin hiện chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam.

Đó là nội dung trong báo cáo về công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế ngày 5/11.

Chưa thể xác định việc thanh toán dịch Covid-19

Báo cáo mới nhất về phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế nêu tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả miễn dịch của vaccine Covid-19. Trước đó, ngày 5/10, Bộ Y tế đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình nghiên cứu, đánh giá hiệu quả miễn dịch của vaccine Covid-19.

Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành 7 nghiên cứu đánh giá hiệu quả bảo vệ, đáp ứng miễn dịch của vaccine Covid-19, trong đó, 1/7 nghiên cứu đã hoàn thành và đang hoàn thiện báo cáo, 6/7 nghiên cứu đang trong thời gian triển khai.

Hiện nay, chưa có các kết quả nghiên cứu chính thức về miễn dịch bảo vệ sau tiêm vaccine Covid-19 tại Việt Nam, tuy nhiên có thể sử dụng kết quả nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả bảo vệ sau tiêm vaccine Covid-19 để tham khảo và triển khai các hoạt động phòng chống dịch đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại Việt Nam.

Ba ung vien vaccine anh 1

Cụ thể, hiệu quả của vaccine sau tiêm mũi 3 ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện và tử vong đạt khoảng 86% (ở tháng thứ nhất). Hiệu quả này giảm dần sau 6 tháng và giảm mạnh từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 (hiệu quả bảo vệ ở tháng thứ 6 còn khoảng 70%).

Tiêm mũi 4 giúp tăng khả năng ngăn ngừa biến chứng nặng, nhập viện, tử vong khoảng từ 9% đến 28% so với tiêm mũi thứ 3.

Hầu hết nghiên cứu nhận định rằng tại thời điểm này không thích hợp để đề cập miễn dịch cộng đồng với dịch Covid-19, chưa thể xác định việc thanh toán cũng như loại trừ dịch Covid-19. Do đó chưa thể xác định tỷ lệ phủ vaccine mũi 3, mũi 4 cần đạt là bao nhiêu và có cần tiêm mũi tiếp theo hay không.

Đang tiến hành xem xét, cấp phép lưu hành vaccine Covid-19 "made in VietNam"

Báo cáo của Bộ Y tế cũng nêu về tình hình nghiên cứu, sản xuất vaccine trong nước.

Theo đó, ứng viên vaccine Nanocovax đã tiến hành đánh giá 3 giai đoạn đang hoàn thiện báo cáo kết quả giữa kỳ giai đoạn 3, tiếp tục triển khai nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 theo đề cương nghiên cứu đến tháng 2/2023.

Ứng viên vaccine COVIVAC đã tiến hành đánh giá qua 2 giai đoạn và đang tiếp tục xin ý kiến các chuyên gia, các đơn vị liên quan, triển khai các hoạt động nghiên cứu tiếp theo.

Ứng viên vaccine ARCT-154 đã tiến hành đánh giá qua 3 giai đoạn và đang tiến hành xem xét, cấp phép lưu hành vắc xin ARCT-154 theo quy định. Các tổ chức nhận thử và nhóm nghiên cứu đang tiếp tục triển khai nghiên cứu giai đoạn 3 theo đề cương đã được Bộ Y tế phê duyệt.

Đến nay, cả nước đã ghi nhận trên 1,5 triệu ca mắc, hơn 10,6 triệu người khỏi bệnh (92,2%) và hơn 43.000 ca tử vong (0,38%). Tháng 10, cả nước ghi nhận 24.283 ca mắc mới, giảm 64,8% so với tháng trước; 15 ca tử vong (giảm 16 ca).

Trong nước cũng đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.74 trong cộng đồng, mới nhất là biến thể phụ BA.2.75 được Bệnh viện Bạch Mai ghi nhận sơ bộ bước đầu có 24/93 mẫu nhiễm biến thể này.

Tháng 7/2022, bộ 3 biến thể phụ (BA.2.74, BA.2.75 và BA2.76) xuất hiện tại Ấn Độ. WHO tiếp tục khuyến cáo các vaccine được cấp phép lưu hành hiện nay vẫn có giá trị bảo vệ cao, làm giảm nguy cơ chuyển nặng đối với tất cả các biến thể virus SARS-CoV-2.

Do đó, các quốc gia cần duy trì các biện pháp ứng phó như tiêm vắc xin tăng cường, nhắc lại cho những nhóm có nguy cơ mắc bệnh, bảo vệ bệnh trở nặng.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những con người vượt qua bệnh tật và những trang sách yêu mến cuộc sống ở tuyển tập sách của Zing.

> Xem thêm: Hành trình chiến thắng bệnh tật

Biến chủng BQ.1 và BQ.1.1 chiếm 35% trường hợp mắc Covid-19 tại Mỹ

Vào ngày 4/11, CDC Mỹ ước tính biến chủng phụ BQ.1 và BQ.1.1 của Omicron chiếm khoảng 35% ca mắc Covid-19 ở nước này trong tuần đầu tháng 11 so với tuần trước (23,2%).

https://vietnamnet.vn/ba-ung-vien-vac-xin-covid-19-made-in-vietnam-hien-nhu-the-nao-2077522.html

Ngọc Trang / VietNamNet

Bạn có thể quan tâm