Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bác sĩ thẩm mỹ: 'Không ủng hộ vợ con thay đổi diện mạo'

Là bác sĩ mang cái đẹp đến cho nhiều chị em nhưng GS Trần Thiết Sơn cũng giống nhiều ông chồng không ủng hộ vợ con thay đổi diện mạo.

Từ bác sĩ dị ứng thành giáo sư tạo hình

Được biết đến là một giáo sư nổi tiếng của Việt Nam về ngành tạo hình, bác sĩ Trần Thiết Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn đã đem lại tiếng cười hạnh phúc cho rất nhiều bệnh nhân kém may mắn. Từ những người khiếm khuyết về bộ phận sinh dục, đến những người, cơ thể chẳng may bị tàn phá vì bệnh tật… đều được bác sĩ này chữa trị tận tình.

GS.BS Trần Thiết Sơn - khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Xanh Pôn.

Bác sĩ Trần Thiết Sơn cho biết từng mơ ước vào Đại học Ngoại thương nhưng cha không đồng ý, ông phải miễn cưỡng thi vào Đại học Y Hà Nội. Dù vậy, quá trình học đã nhen nhóm dần ngọn lửa đam mê với nghề y cho người sinh viên này. 

Sau khi ra trường, bác sĩ Trần Thiết Sơn theo đuổi chuyên ngành dị ứng. Tuy nhiên, một bước ngoặt đã khiến ông gắn bó cả đời với ngành phẫu thuật tạo hình. Đó là vào năm 1989, ông rất bất ngờ khi được GS Nguyễn Huy Phan chọn và là người đầu tiên được sang Pháp học về ngành phẫu thuật thẩm mỹ.

Thợ làm móng cũng có thể làm thẩm mỹ?

Chia sẻ về chuyên ngành phẫu thuật thẩm mỹ, bác sĩ Trần Thiết Sơn chia sẻ đây là một nghề khá đặc biệt mà đối tượng phục vụ là những người hoàn toàn khỏe mạnh nhưng có vấn đề về hình thể, diện mạo. Vì vậy, bác sĩ thẩm mỹ phải là người có trình độ chuyên môn tốt, hiểu biết xã hội, tâm lý khách hàng.

Tuy nhiên, ông cho rằng về chuyên môn, các bác sĩ thẩm mỹ ở các nước phải được đào tạo qua các lớp phẫu thuật tạo hình rồi mới được hành nghề thẩm mỹ. Quy định này giúp họ xử lý tốt biến chứng có thể xảy ra. Trong khi đó, ở Việt Nam, các bác sĩ thẩm mỹ có thể hành nghề không cần qua đào tạo phẫu thuật tạo hình, thậm chí xuất phát từ bất cứ ngành nghề nào.

“Nhiều người làm nghề thẩm mỹ không phải là nhân viên y tế, mà là bác xe ôm, cô gội đầu hay thợ làm móng. Tình trạng này diễn ra ở rất nhiều nước đang phát triển, do đó, tai biến trong phẫu thuật rất khó tránh khỏi”, GS Trần Thiết Sơn chia sẻ.

GS Trần Thiết Sơn không muốn 2 con gái theo nghề của cha mẹ vì chứng kiến các đồng nghiệp nữ quá nhiều áp lực và vất vả.

“Không mấy ông chồng ủng hộ vợ thẩm mỹ”

Là bác sĩ mang cái đẹp đến cho nhiều chị em nhưng GS Trần Thiết Sơn cũng giống nhiều ông chồng không ủng hộ vợ con thay đổi diện mạo nếu không cần thiết.

Nói đến xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ hiện nay, bác sĩ này cho rằng có 2 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất, họ thay đổi diện mạo để chứng tỏ tiềm lực tài chính, không quan tâm mất bao nhiêu tiền miễn là cơ thể thay đổi. Nhóm còn lại ngại nói đến phẫu thuật thẩm mỹ vì quan niệm chỉ có người xấu mới phải trông chờ vào bác sĩ.

Ông cũng chia sẻ: “Những người cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ có thể thay đổi diện mạo thành khuôn mẫu máy móc như Hàn Quốc với giá cả bình dân, chắc chắn sẽ phải thất vọng. Chúng ta cần biết mình có nhược điểm gì về diện mạo để khắc phục và hoàn thiện hơn nhưng không nên làm mất bản gốc. Phẫu thuật thẩm mỹ không phải là cây đũa thần với tất cả mọi người, nhưng nó là điều kỳ diệu nếu nằm trong tay nhưng bác sĩ có kỹ năng và nhạy cảm”.

Rất nhiều y bác sĩ đã từng thốt lên “nghề này bạc như vôi”. Chia sẻ về điều đó, GS Trần Thiết Sơn cho rằng: "Người Việt Nam đang mắc sai lầm nghiêm trọng. Họ chỉ biết đòi hỏi thái độ phục vụ trong khi đó trên thế giới, họ cần chất lượng điều trị. Thái độ chỉ là điều kiện cần nhưng phải đứng sau chất lượng".

Được trả lại sức mạnh đàn ông sau hơn 30 năm làm phụ nữ

"Cậu bé" bằng 1/2 ngón tay út, lỗ tiểu giống con gái, tiểu tiện ngồi... nhưng chàng trai 31 tuổi này vừa được PGS.TS Trần Thiết Sơn trả lại sức mạnh đàn ông với "của quý" dài 12cm.

Nguyễn Vũ

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm