Nhiều năm trước, khi phong bao lì xì đỏ chưa chiếm ưu thế, trẻ con Việt thời xưa có một phong tục nhận lì xì khá dễ thương. Theo đó, chừng mươi mười lăm đứa trẻ lít nhít bằng nhau, cả trai cả gái, mỗi đứa một cái ống bên trong có xu như thế, kéo nhau đi thành hàng một. Đứa đi đầu cầm đèn dầu hoặc đuốc, cứ thế vừa đi vừa hát vừa lắc ống cho nó kêu vang lừng hòa với tiếng đồng dao:
Xúc xắc xúc xẻ
Nhà nào còn lửa
Mở cửa cho chúng tôi.
Đàn trẻ “rồng rắn lên mây” đi từ đầu làng đến cuối làng, đến đâu là mang theo sự may mắn, tươi mới đến đó. Sau khi lắng nghe những câu hát chúc tụng, gia đình nào cũng mừng tuổi cho em một ít xu, có gia đình cho thêm cả bánh mứt.
Trước khi phong bao lì xì đỏ chưa chiếm ưu thế, trẻ con Việt thời xưa có một phong tục nhận lì xì khá dễ thương là mang ống tre đi mừng tuổi ngày Tết. |
Tục cho rằng, các em đến đem theo sự may mắn. Vì vậy không gia đình nào để các em ra về tay không. Những đứa trẻ dùng số tiền được tặng chia nhau để mua pháo ngày xuân. Tuy nhiên, phong tục mang ống tre đi mừng tuổi ngày Tết hoàn toàn mất bóng, kể cả ở những làng quê xa xôi. Chỉ còn bài hát vang vọng mà ít ai hiểu ý nghĩa.
Nhằm làm sống lại cái Tết xưa vui tươi và mang đến những câu hát xưa dễ hiểu cho trẻ nhỏ, ca khúc “Xúc xắc xúc xẻ” được làm mới với một phiên bản vừa hiện đại, vừa truyền thống. Trên nền là bài nhạc đồng dao cũ, nhân vật hoạt hình nổi tiếng Badanamu mặc áo dài, áo tứ thân rong ruổi khắp 3 miền đất nước Việt Nam, qua chùa Một Cột, cầu Thê Húc, chợ Bến Thành nhộn nhịp, chúc mọi nhà một mùa Tết vui tươi, sung túc.
Các bạn nhỏ cũng rong ruổi qua nhiều địa danh nổi tiếng xuyên suốt MV. |
Là một sản phẩm mừng xuân mới, phần âm nhạc của “Xúc xắc xúc xẻ” được chăm chút để hiện đại hơn. So với phiên bản gốc là bài đồng dao, ca khúc được xen thêm hơi thở hiện đại từ rap, các âm thanh điện tử. Trên nền nhạc đó, nhân vật Badanamu cùng những người bạn nhảy múa với những vũ đạo dễ thương và mời các em nhỏ làm theo.
Với phần nhìn vui mắt, âm nhạc tươi mới, “Xúc xắc xúc xẻ” hứa hẹn là sản phẩm âm nhạc thu hút nhiều khán giả trong dịp Tết năm nay. Đây cũng là món quà dễ thương dành cho các em thiếu nhi và gia đình.
Badanamu và những người bạn tham gia phong tục xông đất và xúc xắc xúc xẻ, nhận lì xì của trẻ em Việt Nam xưa. |
Bên cạnh MV chào xuân mới, Badanamu còn gặp khán giả trong series phim hoạt hình “Biệt đội Badanamu”, phát sóng truyền hình HTV3 DreamsTV vào 18h30 thứ hai, ba, tư hàng tuần, bắt đầu từ ngày 17/12; phát lại vào lúc 9h30 thứ hai, ba, tư của tuần kế tiếp.