Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bài báo của New York Times khiến người châu Á phẫn nộ

Một bài viết do tờ The New York Times của Mỹ xuất bản đã khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á cũng như các cư dân châu Á phẫn nộ.

Quan điểm về việc không yêu cầu khách cởi giày dép trước khi vào nhà để "tạo cảm giác thoải mái" đã gây tranh cãi ở châu Á. Ảnh: TNS.

Bài viết là danh sách lời khuyên từ 45 “người sống rất hòa đồng ở Ivy Getty đến Rufus Wainwright” để giúp các gia đình có một bữa tiệc ấm cúng và trọn vẹn. Trong đó có một lời khuyên chủ tiệc không nên yêu cầu khách cởi giày trước khi vào nhà.

"Cách tổ chức tiệc (mà không hối tiếc)"

“Xin đừng yêu cầu khách đến dự tiệc cởi giày trước khi vào căn hộ của bạn. Thô lỗ lắm”, Rebecca Gardner, một nhà thiết kế nội thất đồng thời là chuyên viên tổ chức sự kiện, chia sẻ trong bài báo có tiêu đề Cách tổ chức tiệc (mà không hối tiếc) của The New York Times.

“Bạn không nên yêu cầu khách ‘Đừng chạm vào cái này’, ‘Cởi giày ra’ hay ‘Nếu làm đổ nước thì bạn chết chắc’. Người tổ chức tiệc nên tạo cho khách đến chơi có cảm giác thoải mái nhất có thể”, Romilly Newman, một gen Z từng được vinh danh trên tạp chí Town & Country, nhận định trong bài báo.

van hoa coi giay dep anh 1

Giày dép trẻ em tại một nhà trẻ ở Hàn Quốc. Ảnh: The Korea Times.

Lời khuyên của bài báo trên The New York Times đã khiến những người có thói quen không đi giày, dép trong nhà cảm thấy phản cảm, bao gồm những người châu Á và người Mỹ đang sống ở châu Á.

Ở nhiều quốc gia châu Á, thói quen cởi giày dép trước khi vào nhà đã tồn tại từ lâu. Thậm chí, ở một số cơ sở kinh doanh ăn uống như nhà hàng kiểu Nhật, khách hàng cũng phải cởi giày trước khi ngồi dùng bữa.

“Tôi sẽ cởi giày trước khi bước vào nhà mình. Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng nhiều gia đình phương Tây không làm như vậy. Do đó tôi sẽ đi giày vào nhà họ như một cách tôn trọng nếp sống của bạn bè và cũng mong họ sẽ tôn trọng nếp sống của tôi”, Jung-soo, một người Hàn Quốc sống ở Mỹ, cho biết. “Việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt của chủ nhà mỗi khi đến làm khách là một phép lịch sự cơ bản”.

van hoa coi giay dep anh 2

Người châu Á có thói quen cởi giày dép trước khi vào nhà để đảm bảo sàn nhà luôn sạch sẽ. Ảnh: The Korea Times.

“Tôi không hiểu việc nhắc nhở người khác về nếp sống của gia đình là thô lỗ ở điểm nào”, Jenikah, một người Hàn Quốc khác, nói thêm. “Mỗi gia đình sẽ có thói quen sinh hoạt khác nhau, ví dụ như sử dụng đế lót ly, treo áo khoác trên móc quần áo riêng. Khi bạn bước vào nhà ai đó thì việc tôn trọng các quy định của họ là điều hiển nhiên, nhất là khi họ sẽ đãi bạn ăn”.

Mizuki, một người Nhật đã sống ở Mỹ ba năm, kể cô cũng gặp khó khăn vì những khác biệt trong văn hóa giữa phương Tây và phương Đông. “Có những lúc tôi yêu cầu khách đến nhà cởi giày và một số người tỏ ra khó chịu”, cô nói.

Văn hóa "sàn nhà"

Ngược lại, những người Mỹ sống ở châu Á cũng khó chịu với những lời khuyên của tờ The New York Times.

“Sau khi sống ở Hàn Quốc, ngôi nhà của mẹ con tôi hiện tại cũng không cho phép khách mang giày vào nhà”, Ashleigh, một người Mỹ đang làm việc ở Hàn Quốc, cho biết. “Tôi từng sống ở miền Tây Virginia (một tiểu bang của Mỹ - PV). Ở chỗ tôi, mọi người cũng cởi giày dép trước khi bước vào nhà dù họ không yêu cầu khách làm điều tương tự”.

“Nếu gọi việc yêu cầu người khác cởi giày trước khi vào nhà là thô lỗ thì việc mang nấm mốc, chất thải động vật, bụi bẩn vào nhà người khác có thô lỗ không?”, Jason, một người từng sống ở Nhật Bản, thắc mắc. “Sau đại dịch, tôi nghĩ mọi người đều hiểu rằng đường phố có rất nhiều thứ dơ bẩn và việc mang giày vào nhà cũng đồng nghĩa với việc mang bệnh tật vào nhà người khác”.

Bruce, một công dân Mỹ sống ở Trung Quốc, cũng có ý kiến tương tự. “Nếu bạn sống ở New York và xem việc yêu cầu người khác cởi giày trước khi vào nhà là thô lỗ thì có thể bạn đang gặp phải một trong ba vấn đề sau đây. Một, bạn ở dơ. Hai, bạn không quen biết với bất kỳ người châu Á nào. Ba, bạn kỳ thị chủng tộc”.

van hoa coi giay dep anh 3

Khách tham gia được yêu cầu để giày dép ở bên ngoài trước khi vào một buổi tiệc tại gia ở Canada. Ảnh: The Korea Times.

Trong khi đó, Micheal, một người Mỹ đã sống ở Hàn Quốc nhiều năm không đồng ý với ý kiến “tạo cho khách đến chơi có cảm giác thoải mái nhất có thể” bằng cách để họ mang giày vào nhà. “Sau đó thì sao nữa? Bạn sẽ cho họ cảm giác thoải mái nhất có thể bằng cách cho phép họ ngủ trên giường của bạn hoặc vẽ bậy lên tường?”, anh mỉa mai.

“Văn hóa các nước châu Á, ví dụ như Hàn Quốc và Nhật Bản, sử dụng sàn nhà để ngồi hoặc ngủ mà không sử dụng ghế, sofa hay thảm. Do đó họ sẽ yêu cầu khách đến thăm cởi giày dép trước khi bước vào trong”, Micheal Breen, tác giả sách The Koreans, nói thêm người châu Á thường thích sàn nhà sạch sẽ. “Việc cởi giày trước khi vào nhà còn giúp các bà mẹ tiết kiệm được thời gian dọn dẹp”.

Tuy nhiên, việc cởi giày trước khi vào nhà cũng không phải một quy tắc “bất di bất dịch”. Jenny, một người Mỹ gốc Hàn, chia sẻ: “Cũng có một số người không thể cởi giày vì họ đi giày tập vật lý trị liệu. Điều này hoàn toàn đáng thông cảm. Việc lau sàn sau khi họ rời đi cũng không làm tận thế xảy ra”.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Đông Tùng

Theo Korea Times

Bạn có thể quan tâm