Cơ quan Công viên Quốc gia và Động vật hoang dã New South Wales (NPWS) sẽ đóng cửa khu vực không bắt buộc mặc quần áo tại Khu bảo tồn thiên nhiên Tyagarah, gần Vịnh Byron, vào ngày 30/8, ABC News đưa tin.
Hội đồng quận Byron đã phê duyệt khu vực này trở thành bãi biển khỏa thân (tức không bắt buộc du khách phải mặc quần áo) vào năm 1998, nhưng một cuộc khảo sát đất đai gần đây cho thấy địa điểm này không thuộc thẩm quyền của hội đồng, mà nằm trong sự kiểm soát của NPWS.
NPWS đã gặp đại diện của Cảnh sát NSW, các doanh nghiệp, nhóm cộng đồng và những người theo chủ nghĩa khỏa thân vào tháng 3 để thảo luận về các địa điểm thay thế cho bãi biển khỏa thân.
Trong một tuyên bố, họ cho biết không tìm thấy giải pháp thay thế khả thi nào. Từ ngày 30/6, Tyagarah chính thức bị tước danh hiệu "bãi biển khỏa thân".
8 năm tranh cãi
Vịnh Byron luôn cảm thấy thoải mái với việc lộ da thịt ở một mức độ nhất định. Khu vực này có tỷ lệ mắc bệnh ung thư da cao nhất cả nước, nhưng khi nắng tắt, mọi người cởi trần ngâm mình dọc theo các bãi biển. Hàng năm, một chuyến đi xe đạp khỏa thân chạy qua trung tâm thị trấn và vào tháng 3. Tờ báo địa phương Echo đã đăng cả những hình ảnh chưa được kiểm duyệt lên trang bìa.
Tuy nhiên, quan điểm của cư dân về bãi biển khỏa thân là mỗi người một khác.
Cư dân Maxine Hawker cho biết cho đến khi bãi biển cấm khỏa thân, bà thường tắm tiên mỗi sáng ngay trước cửa nhà. Thói quen này bắt đầu từ năm 18 tuổi.
Hawker nói Tyagarah cách xa thị trấn nên không ảnh hưởng gì tới những cư dân khác, đồng thời không quá xa đến mức hoàn toàn không thể tiếp cận được.
Thế nhưng, cư dân lâu năm Gwen Gould cho biết bà đang ăn mừng tin tức đóng cửa bãi tắm tiên vì nó đánh dấu sự kết thúc của cả một chiến dịch vận động kéo dài. "Chúng tôi đã làm việc khoảng 8 năm để cố gắng đóng cửa khu vực này", bà nói.
Nhiều du khách thất vọng vì bãi biển khỏa thân ở Australia bị đóng cửa. |
Vào năm 2018, Hội đồng Byron Shire đã bác bỏ kế hoạch xóa sổ khu vực mặc quần áo tùy chọn, bất chấp những lời phàn nàn về hành vi dâm ô và tình dục trái phép tại địa điểm này.
"Mọi người nói chúng tôi là những kẻ đạo đức giả. Nhưng không phải như vậy. Chúng tôi không thể chịu đựng được những hành vi tình dục không phù hợp diễn ra thường xuyên ở đó, khiến cho người dân địa phương thậm chí không thể đi bộ xuống bãi biển mà không bị quấy rối", bà Gould nói.
Cư dân này cũng "cảm thấy buồn" cho những người muốn khỏa thân. "Nhưng nếu họ giành được tự do cho mình thì chúng tôi lại là những người phải trả giá".
Phớt lờ quy định
Tyagarah không phải là bãi biển duy nhất cho phép du khách khỏa thân ở Australia. Bãi biển Maslin lần đầu tiên được chỉ định vào năm 1975 và kể từ đó, ngoại trừ Queensland, có tới 20 bãi biển tương tự rải rác dọc bờ biển Australia. Hàng năm tại Dark Mofo, hàng trăm người dũng cảm bơi khỏa thân trong cái lạnh của Tasmania để chào mừng ngày đông chí.
Nhưng với việc Tyagarah hiện đã bị xóa sổ khỏi "bản đồ của chủ nghĩa khỏa thân", những người trên bãi biển coi đó là một dấu hiệu đáng lo ngại của thời đại.
Chủ tịch của Northern Rivers Naturists, Bradley Benham, cho biết điều này thật đáng thất vọng nhưng không gây bất ngờ. "Cuộc họp với các bên liên quan vào thời điểm đó thực sự chỉ mang tính hình thức, đặc biệt là khi họ (NPWS) phớt lờ chúng tôi và không trả lời email cũng như những thứ tương tự như vậy".
Những cuộc tranh cãi xung quanh bãi tắm tiên đã xuất hiện trong nhiều năm qua. |
Ông Benham tin rằng một số người vẫn không mặc quần áo khi đi biển bất chấp sự thay đổi quy định.
"Bãi biển này đã hoạt động như một nơi không cần mặc quần áo hợp pháp trong nhiều năm. Thực tế là điều đó hiện được phát hiện là sai sót về mặt pháp lý và những biển báo không hợp lệ, nhưng nó không làm thay đổi sự thật rằng nơi đây đã được sử dụng làm bãi biển khỏa thân trong 25 năm qua", ông nói.
Bà Gould đồng ý rằng việc tuân thủ quy định mới liên tục có thể sẽ là một thách thức. "Trừ khi chúng tôi nhận được sự hỗ trợ từ cảnh sát để đến và loại bỏ hành vi này trong 12 tháng tới, nếu không thì nó vẫn sẽ là một vấn đề".
Vào năm 2016, một nhóm tự xưng là Ủy ban Bãi biển An toàn được thành lập để "dọn dẹp" Tyagarah. Người dân và chủ doanh nghiệp đoạn đường đến bờ biển bắt đầu vận động đóng cửa bãi tắm tiên. Năm 2018, họ đã gửi một bản kiến nghị với 86 chữ ký tới hội đồng để phàn nàn về hành vi "dâm ô" của du khách.
Mọi thứ đã lắng xuống trong một thời gian nhưng vấn đề lại tái diễn vào tháng 2 khi hội đồng công bố kết quả khảo sát đất đai do NPWS thực hiện. Một cuộc họp hội đồng căng thẳng diễn ra sau đó, với những bài phát biểu đầy nhiệt huyết thể hiện sự ủng hộ và phản đối đóng cửa bãi tắm tiên.
Bản kiến nghị của Change.org gửi tới Bộ trưởng môi trường New South Wales, Penny Sharpe, đã nhận được hơn 7.700 chữ ký nhằm "cứu" bãi biển Tyagarah hoặc tìm giải pháp thay thế nhưng chưa có tiến triển. NPWS vẫn giữ nguyên quyết định đóng cửa bãi biển, nhưng đã viết thư cho hội đồng hạt Byron để yêu cầu gia hạn ngày.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.