Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài học tâm huyết của giáo sư Nhật Bản về biến đổi khí hậu

Tại lễ khai giảng trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN, GS. Nobuo Mimura đã đặt ra những vấn đề cấp bách trong đối phó với biến đổi khí hậu.

Trong bài giảng về khoa học bền vững (KHBV) tại lễ khai giảng trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN, GS. Nobuo Mimura, Giám đốc Đại học Ibaraki, đã chia sẻ về tầm quan trọng của người trẻ trong đối phó với biến đổi khí hậu (BĐKH). Ông cho biết: “Thế hệ học viên mới sẽ tạo ra kỷ nguyên mới”.

Thế kỷ 21 - thế kỷ của phát triển bền vững

GS. Nobuo Mimura bắt đầu bài giảng với cội nguồn của KHBV và sự phát triển bền vững. Theo ông, thế kỷ 20 là khởi nguồn của KHBV, với sự tăng trưởng đột biến của dân số thế giới: từ 1,6 triệu dân vào năm 1900 lên 6,1 triệu dân vào năm 2000. Mức độ tiêu thụ năng lượng về dầu mỏ và than đá tăng gấp 20 lần, tiêu thụ ngũ cốc trên tổng dân số thế giới tăng gấp 7 lần.

Một dấu hiệu lạc quan là tuổi thọ trung bình từ 31 tuổi (năm 1900) đã tăng lên tới 66 tuổi (năm 2000) và con số này tại Nhật Bản là từ 44 tuổi tăng lên đến 81 tuổi.

Dai hoc Viet Nhat - DHQGHN anh 1
Giáo sư chia sẻ về cội nguồn của KHBV.

Tuy nhiên, những con số này lại dẫn đến hàng loạt hệ lụy về môi trường, đặt ra một nhiệm vụ mới ở “Thế kỷ 21 - thế kỷ phát triển bền vững”.

Năm 2007, hiện tượng thủy triều đỏ (ô nhiễm môi trường biển) xuất hiện trong báo cáo của “Chương trình môi trường Liên Hợp Quốc”. Sự bùng nổ của rong tảo tạo ra mối nguy hại lớn cho môi trường nước và thay đổi tính chất hóa học của nước biển. Tốc độ phát triển quá nhanh và thiếu tính bền vững từ thế kỷ 20 gây ra nhiều hiện tượng khác như sa mạc hóa và thiếu nước sạch.

Thách thức đặt lên vai của các nhà lãnh đạo, hoạch định chính sách và cả xã hội đến từ BĐKH, mất cân bằng đa dạng sinh học và hệ sinh thái, nhu cầu cấp bách về bảo nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, chênh lệch kinh tế và nghèo đói, thay đổi tiêu dùng và thách thức về sự an toàn và an ninh của thế giới.

Trong những yêu cầu để phát triển bền vững, GS. Mimura nhấn mạnh việc đối phó với BĐKH. Điều đó đòi hỏi chuẩn bị nguồn nhân lực hội tụ được ba yếu tố: tầm nhìn rộng, kỹ năng chuyên môn chuyên sâu và tinh thần dám đương đầu với thử thách.

“Thế hệ học viên mới sẽ tạo ra kỷ nguyên mới”

Nhân lực dành cho ngành BĐKH không nhiều, nhân lực có trình độ cao lại càng khan hiếm. GS. Mimura chia sẻ: “Lĩnh vực BĐKH yêu cầu tính liên ngành, đa ngành và hợp tác giữa các quốc gia. Ngoài việc tập hợp những giáo sư hàng đầu về BĐKH tại Nhật Bản và mời sang giảng dạy tại trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN, chúng tôi còn ứng dụng các phương pháp giảng dạy và chuyển giao công nghệ nghiên cứu về BĐKH cho học viên”.

Dai hoc Viet Nhat - DHQGHN anh 2
Lễ ký kết giữa trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN và Đại học Ibaraki về đối phó BĐKH.

Trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN đã hợp tác với Đại học Ibaraki đẩy mạnh hoạt động giảng dạy, nghiên cứu và hỗ trợ các hoạt động thực tập, khởi nghiệp về BĐKH và phát triển giữa Việt Nam và Nhật Bản. Hai bên đã mở khóa đầu tiên của chương trình Thạc sĩ BĐKH và Phát triển (MCCD).

Dai hoc Viet Nhat - DHQGHN anh 3
GS. Mai Trọng Nhuận đảm nhiệm cương vị Giám đốc chương trình Thạc sĩ BĐKH và Phát triển.

GS. Mai Trọng Nhuận, Giám đốc chương trình Thạc sĩ BĐKH và Phát triển, nhận định: “Ứng phó với BĐKH là một nhiệm vụ cấp bách và là sứ mệnh toàn cầu, với nỗ lực từ phía các quốc gia, tổ chức và cá nhân. Chính vì vậy, chúng tôi chào đón ứng viên từ các ngành khác nhau tham gia khóa học này tại Đại học Việt Nhật, trau dồi thêm kiến thức và kỹ năng, nhằm đáp ứng các yêu cầu cấp thiết về ứng phó với BĐKH của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung”.

Dai hoc Viet Nhat - DHQGHN anh 4
Giáo sư Kazuyuki Kita là đồng giám đốc chương trình liên kết.

Đồng giám đốc chương trình, GS. Kazuyuki Kita (Đại học Ibaraki), cho biết: “Chương trình MCCD gồm các khóa học định hướng nghiên cứu để trở thành nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách, nhà lãnh đạo - những người có tầm nhìn bao quát và bền vững về vấn đề BĐKH”.

Trường Đại học Việt Nhật - ĐHQGHN sẽ đẩy mạnh hoạt động hợp tác liên ngành, trao đổi giảng viên, nghiên cứu về BĐKH giữa hai trường. Hợp tác này sẽ là cầu nối để tăng cường giao thoa giữa hai nền khoa học và văn hóa, mang đến những tác động tích cực trong đối phó với BĐKH.

Diệp Trà

Bạn có thể quan tâm