Việc tìm ra một giải pháp căn cơ, lâu dài nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu cho ngành tài chính ngân hàng vẫn là bài toán nan giải với các đơn vị đào tạo hiện nay.
Chất lượng thay số lượng
Theo dự báo của các chuyên gia tài chính, năm nay, nhu cầu nhân lực chất lượng cao của ngành tài chính ngân hàng khoảng 94.000 người, năm 2020 sẽ đạt con số gần 130.000 người. Sau thời gian nhu cầu nhân lực ngành ngân hàng phát triển nhanh chóng về số lượng, nhưng còn yếu kém về chất lượng, thời gian tới, các đơn vị tuyển dụng sẽ trở nên nghiêm khắc hơn, yêu cầu đội ngũ nhân sự phải có khả năng, kỹ năng bài bản. Những ai không có “chất” sẽ bị đào thải.
Cung chưa theo kịp cầu
Xét mặt bằng chung về đào tạo cử nhân ngành tài chính - ngân hàng, do tâm lý chạy theo số đông của nhiều trường nên chất lượng đào tạo ngành này chưa được đảm bảo.
Phần lớn chương trình đào tạo còn nặng tính lý thuyết, chưa cập nhật những thay đổi của nền kinh tế, thiếu cơ hội thực tập và cọ xát thực tế cho sinh viên. Nhiều sinh viên ra trường không nắm vững kiến thức, thiếu kỹ năng mềm, không thể sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với khách hàng và đối tác nước ngoài, gặp nhiều khó khăn trong công việc.
Sinh viên Đại học Tân Tạo tham gia hoạt động thiện nguyện với đoàn sinh viên Mỹ tại Việt Nam.
|
Điều này đã gây ra tình trạng vừa thừa, vừa thiếu trong ngành tài chính - ngân hàng. Cụ thể, sinh viên tốt nghiệp hàng năm rất nhiều, nhưng chất lượng chưa đủ đáp ứng yêu cầu nên không được tuyển dụng; còn các ngân hàng luôn trong tình trạng “khát” nhân lực có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, năng lực thực tiễn, cũng như đạo đức, trách nhiệm xã hội và tác phong chuyên nghiệp.
Đồng ý với nhận định này, TS. Trần Dương - Trưởng khoa kinh tế Đại học Tân Tạo cho biết: “Hội nhập đòi hỏi một tầm cao mới về chất lượng nhân sự. Hai tố chất quan trọng cần quan tâm là trình độ hiểu biết kinh tế thị trường và năng suất lao động dựa trên việc áp dụng khoa học kỹ thuật. Vấn đề ngoại ngữ vẫn quan trọng nhưng cần nâng lên theo giai đoạ và lộ trình hội nhập, riêng một số ngành đặc thù thì yêu cầu về ngoại ngữ cao hơn”.
Giải bài toán nhân lực
Chìa khóa chính để giải quyết bài toán nhân lực ngành tài chính - ngân hàng là thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo đại học. Một số trường đại học công lập đã có những thay đổi về chương trình giảng dạy, tuy nhiên do hạn chế về kinh phí và số lượng sinh viên nên việc tạo điều kiện thực hành, thực tập cho sinh viên còn chưa khả thi.
Nhờ thế mạnh về tài chính, cơ sở vật chất cũng như liên kết với những đại học danh tiếng thế giới, một số trường quốc tế đã tiếp cận chương trình và phương pháp đào tạo tiến bộ, chú trọng đến thực hành, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của ngành tài chính - ngân hàng trong thời kỳ hội nhập.
Tân Tạo là đại học phi lợi nhuận chuẩn Mỹ đầu tiên tại Việt Nam.
|
Trong đó, Đại học Tân Tạo là đơn vị chuyên đào tạo cử nhân Mỹ tại Việt Nam về quản trị kinh doanh, bao gồm chuyên ngành tài chính. Với mô hình giảng dạy tương tác 2 chiều, sinh viên được cung cấp kiến thức thực tế từ đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và lãnh đạo doanh nghiệp ngay tại lớp học. Điều này giúp sinh viên được trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để hòa nhập nhanh chóng với môi trường làm việc sau này.
Ngoài ra, sinh viên Tân Tạo còn được tham dự hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ các lãnh đạo trên thế giới, cũng như trải nghiệm nghề nghiệp thực tế tại nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính lớn.
Bên cạnh đó, sinh viên sẽ được đào tạo theo mô hình giáo dục khai phóng để nâng cao tính sáng tạo, tư duy logic, cũng như tinh thần trách nhiệm với đất nước và khả năng lãnh đạo. Nhờ vậy, sinh viên sẽ thêm tự tin và thích nghi nhanh với công việc sau khi ra trường. Sinh viên cũng được tham dự nhiều khóa học kỹ năng mềm cần thiết để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng, khách hàng và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.
Chi tiết về kế hoạch tuyển sinh năm 2017 của Đại học Tân Tạo xem tại đây.
Năm nay, trường ưu tiên tuyển thằng các thí sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, quốc gia. Thí sinh có thể xét tuyển bằng học bạ với khoa kinh tế, kỹ thuật, ngôn ngữ - nhân văn, công nghệ sinh học. Yêu cầu học bạ điểm trung bình 3 năm THPT từ 6,0 trở lên và 7,0 trở lên đối với khoa y.
Học phí dự kiến năm học 2017-2018 đối với các nhóm ngành kinh tế - quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học, kỹ thuật, nhân văn và ngôn ngữ là 40 triệu đồng/sinh viên/năm và không tăng trong suốt 4 năm học. Học phí khoa y là 150 triệu đồng/sinh viên/năm và có thể được điều chỉnh hàng năm, nhưng không vượt quá 15% mỗi năm.