Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bản án ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên bị hủy trong trường hợp nào?

Toà cấp phúc thẩm sẽ huỷ bản án nếu xảy ra một trong các trường hợp: Việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự...

Bà Thảo khóc, ông Vũ cười sau phán quyết của tòa Sau khi HĐXX tuyên án, bà Thảo đã bật khóc và nói: "Bản án quá bất công với mẹ con tôi". Trong khi đó, ông Vũ chỉ cười và từ chối nói về phán quyết của tòa.

Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ ly hôn giữa vợ chồng "vua cà phê" Trung Nguyên đã khép lại bằng bản án tuyên chấp nhận cho ông Vũ và bà Thảo ly hôn. Bà Thảo được chia 40% tài sản, ông Vũ nhận về mình 60%.

Sau phiên tòa, bà Thảo nói với Zing.vn: "Bản án quá bất công với mấy mẹ con tôi". Nhiều người tin rằng với bản án này, bà Thảo sẽ kháng cáo.

Với ông Vũ, tòa phán quyết ông được nắm toàn bộ cổ phần Trung Nguyên và 60% tài sản. Ông Vũ có quyền yêu cầu Sở Kế hoạch Đầu tư thay đổi giấy phép kinh doanh theo quy định pháp luật.

Vậy, với bản án trên, ông Vũ có "đẩy" bà Thảo ra khỏi Tập đoàn Trung Nguyên sau khi tòa đưa ra phán quyết? Bà Thảo có thể làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Zing.vn phỏng vấn luật sư Lê Ngọc Luân (Đoàn Luật sư TP.HCM) về các vấn đề pháp lý liên quan đến phiên tòa ngày 27/3.

Đọc nhầm án phí, có ảnh hưởng bản án?

- Liên quan đến khoản án phí, chủ tọa phiên tòa thừa nhận đọc nhầm từ 8 tỷ thành 80 tỷ, điều này có ảnh hưởng đến toàn bộ bản án không?

- Có thể khẳng định toà tuyên ông Vũ, bà Thảo đóng hơn 80 tỷ đồng án phí là không đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, trường hợp này, khi tòa chưa phát hành bản án, HĐXX có thể đính chính và sửa lại nội dung chi tiết, cụ thể từng loại tiền mà đương sự phải nộp.

Ngoài ra, do đây là bản án sơ thẩm và theo đánh giá của tôi, khả năng VKS sẽ kháng nghị và bà Thảo sẽ kháng cáo. Luật pháp quy định đương sự có thể kháng cáo toàn bộ hoặc từng phần riêng của bản án. Lúc đó, toà cấp phúc thẩm sẽ xem xét và đưa ra phán quyết cuối cùng.

Đặt giả thiết nội dung bản án đúng pháp luật nhưng án phí sai thì toà cấp phúc thẩm có quyền sửa một phần bản án và tuyên đúng mức án phí mà mỗi bên phải đóng.

ly hon vo chong Trung Nguyen anh 1
Bà Thảo rời tòa chiều 27/3 với gương mặt thất vọng, đau đớn. Ảnh: Lê Quân.

- Vụ án này dư luận đặc biệt quan tâm vì nhiều lý do. Điều đáng chú ý là VKS đưa ra một số quan điểm trái ngược với HĐXX nhưng cuối cùng HĐXX cho rằng ý kiến của VKS không phù hợp. Vậy trường hợp này pháp luật quy định như thế nào?

- Đây là quy định có tính chất quan điểm của các nhà làm luật. Theo đó, trong một số vụ án tranh chấp dân sự buộc phải có sự tham gia của VKS bởi ngoài chức năng giữ quyền công tố (trong vụ án hình sự) thì VKS còn giữ chức năng giám sát, kiểm sát hoạt động tư pháp của cơ quan điều tra và xét xử của toà án.

Nghĩa là, VKS tham gia để nêu ý kiến của mình khi xét thấy quá trình xét xử, điều tra có vi phạm tố tụng thì đưa ý kiến. Tuy nhiên, dù quy định như thế nhưng thực tiễn xét xử cho thấy nhiều trường hợp ý kiến của VKS không có "tác dụng", nghĩa là toà tuyên án không đồng ý với quan điểm của VKS. Đây là quyền của HĐXX trong việc đưa ra phán quyết độc lập, căn cứ vào các quy định của pháp luật.

Trở lại vụ án tranh chấp giữa ông Vũ và bà Thảo thì trường hợp này VKS có thể kháng nghị yêu cầu toà cấp phúc thẩm xét xử lại. Lúc này, toà cấp phúc thẩm đánh giá để đưa ra phán quyết có chấp thuận kháng nghị của VKS hay không.

Bản án bị hủy trong trường hợp nào?

- Bản án sơ thẩm tuyên ông Vũ toàn quyền điều hành Tập đoàn Trung Nguyên và chia cho bà Thảo số tiền được quy ra từ cổ phần. Trong gai đoạn này, ông Vũ có toàn quyền nắm giữ và điều hành Trung Nguyên chưa?

ly hon vo chong Trung Nguyen anh 2
Luật sư Lê Ngọc Luân.

- Theo quy định, sau khi tòa tuyên án sơ thẩm, các đương sự và VKS cùng cấp có thời hạn 15 ngày để kháng cáo, kháng nghị. VKS cấp trên có thời hạn 1 tháng. Khi có kháng cáo, kháng nghị thì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực thi hành nên về pháp lý, quyền điều hành Trung Nguyên ông Vũ chưa thể thực thi nhưng thực tế thì lại một câu chuyện khác. Cạnh đó, việc điều hành một doanh nghiệp còn căn cứ vào các quy định về pháp luật doanh nghiệp.

Đối với bà Thảo, để bảo vệ quyền lợi của mình, không còn cách nào khác phải kháng cáo ngay bản án sơ thẩm để yêu cầu toà cấp phúc thẩm xem xét lại.

Cũng xin nhấn mạnh là trong vụ án tranh chấp về ly hôn thì việc đưa ra phán quyết chia cổ phần, quyền điều hành doanh nghiệp, nghĩa là toà có được xét xử vấn đề này trong cùng vụ án ly hôn hay không xin được bàn luận ở dịp khác. Trong phạm vi bài phỏng vấn này, tôi mạn phép chỉ nêu lên quan điểm như vậy mà thôi.

ly hon vo chong Trung Nguyen anh 3
Trong thời hạn 15 ngày sau tuyên án, nếu bà Thảo không kháng cáo thì bản án sẽ có hiệu lực. Ảnh: Lê Quân.

- Nếu VKS kháng nghị, đương sự kháng cáo thì hậu quả pháp lý thế nào?

- Nếu bản án sơ thẩm tuyên đúng hoặc trường hợp có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến sự thật khách quan của vụ án thì toà cấp phúc thẩm sẽ y án sơ thẩm.

Toà cấp phúc thẩm cũng có thể sửa một phần bản án sơ thẩm nếu việc thu thập chứng cứ chứng minh cấp sơ thẩm chưa thực hiện đầy đủ nhưng cấp phúc thẩm có thể khắc phục, bổ sung đầy đủ.

Toà cấp phúc thẩm sẽ huỷ nếu xảy ra một trong các trường hợp: Việc thu thập chứng cứ chưa đầy đủ, vi phạm quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, nhưng tại cấp phúc thẩm không thể bổ sung, khắc phục được. Thành phần HĐXX sơ thẩm không đúng hoặc có vi phạm khác về thủ tục tố tụng dân sự làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự trong vụ án.

'Vua cà phê' Trung Nguyên: Qua không muốn con mình kiếm ăn bình thường Nói về tương lai của 4 người con, ông Đặng Lê Nguyên Vũ khẳng định: "Các con phải có ý chí vượt qua chuyện riêng gia đình, kế thừa sự nghiệp của bố".

Hoài Thanh

Bạn có thể quan tâm