1. Lễ hội chùa chiền nào ở miền Bắc kéo dài và lớn nhất trong năm?
Lễ hội được tổ chức từ mùng 6 tháng Giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội đông và kéo dài nhất ở Việt Nam. Du khách đến chùa Hương không chỉ được tham gia vào hành trình về cõi Phật mà còn được đắm mình trong không gian của non nước mênh mông với hàng giờ ngồi thuyền ngắm cảnh. |
2. Lễ hội nào có ý nghĩa 'mua may, bán rủi'?
Phiên chợ chỉ họp mỗi năm một lần, "bán điều rủi, mua sự may" đã trở thành nét văn hóa đẹp của vùng Sơn Nam Hạ, Nam Định. Lỡ một phiên chợ Viềng là lỡ cả một năm. Vì vậy, từ nửa đêm đến tờ mờ sáng, dân Nam Định, Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Hải Phòng... đổ về chợ Viềng như mắc cửi để mong có lộc cho cả năm. |
3. Hội Tịch Điền trở thành ngày kỷ niệm vị vua nào xuống đồng đi cày?
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn được tổ chức nhằm kỷ niệm ngày vua Lê Đại Hành về cày Tịch điền trên cánh đồng chân núi xã Đọi Sơn tỉnh Hà Nam. |
4. Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày nào?
Ngày Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hằng nằm vào ngày 10/3 âm lịch tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Đây là ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam để tưởng nhớ công ơn các vị vua Hùng đã có công đựng nước và giữ nước. |
5. Lễ hội đầu xuân nào lớn nhất ở Tây Ninh?
Lễ hội Núi Bà Đen ở tỉnh Tây Ninh diễn ra từ ngày 10 đến rằm tháng Giêng, còn được gọi là lễ hội Linh Sơn Thánh Mẫu và là một trong những lễ hội mùa xuân lớn nhất phía Nam. Phần đông du khách đến cầu nguyện mong Thánh Mẫu phù hộ gia đạo tốt lành, gặp nhiều may mắn, tai qua nạn khỏi. |
6. Lễ hội nào để tri ân công lao của Hương Đạo Đại Vương?
Lễ hội Đức Thánh Trần diễn ra từ ngày 8 đến 10 tháng Giêng, nhằm tri ân công đức của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đồng thời giáo dục truyền thống, lịch cho thế hệ trẻ. |
7. Vị vua nào của Việt Nam đã chọn núi Yên Tử để tu hành?
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại cho con trai là Trần Anh Tông rồi tìm đến cõi Phật vàtu hành tại núi Yên Tử, Quảng Ninh. |