Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bán cơ ngơi ở Pháp, chuyển đến Việt Nam vì phải lòng Hội An

Thời báo Los Angeles phỏng vấn nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle về những bức chân dung con người Việt Nam anh từng chụp.

Réhahn Croquevielle sinh ra ở Pháp, nhưng chuyển đến Việt Nam vì trót “phải lòng” với đất nước này năm 2007 sau chuyến du lịch. Anh bán cả cơ ngơi ổn định tại Pháp để đưa gia đình đến Hội An sinh sống và lập nghiệp. Anh mở một nhà hàng và một nhà nghỉ ở Hội An, nhưng dành trọn tình yêu cho nhiếp ảnh. Réhahn có 40.000 bức ảnh về Việt Nam.

Réhahn là một fan của ảnh chân dung. Thời báo Los Angeles từng đăng một bức chân dung anh chụp một người địa phương ở Cuzco, Peru năm 2011. Đề tài của anh tập trung vào Việt Nam kể từ khi anh chuyển đến Hội An năm 2011. Một trong những bức ảnh về Việt Nam của anh được sử dụng làm bìa một ấn phẩm nhiếp ảnh của thời báo Los Angeles trong tháng 11.

Ấn tượng với những bức ảnh ấn tượng về Việt Nam, thời báo Los Angeles có cuộc phỏng vấn ngắn với Réhahn Croquevielle. Đây là bài phỏng vấn thứ hai của một chuyên mục mới trên thời báo Los Angeles mang tên “The People Behind the Place”.

Du khách quốc tế hào hứng cưỡi trâu ở Hội An

Những người nuôi trâu tại TP.Hội An dạy du khách biết cách điều khiển con trâu theo thứ ngôn ngữ riêng của họ và chúng ngoan ngoãn nghe theo.

 

- Vì sao anh đi du lịch?

- Tôi du lịch để khám phá các nền văn hóa mới và chụp ảnh. Tôi không phải kiểu người ngồi lỳ ở một khu nghỉ dưỡng trong 15 ngày, cũng không phải là fan của bảo tàng. Tôi thích gặp mọi người và khám phá vùng đất mới.

- Điều gì đã dẫn anh tới nhiếp ảnh?

- Tôi nghĩ trong mỗi người mê du lịch đều có một nhà nhiếp ảnh. Ai cũng muốn ghi lại những khoảnh khoắc hoặc một nơi nào đó để chia sẻ. Cá nhân tôi thích chụp những khoảnh khắc và sưu tập chân dung của những người tôi gặp trên những chuyến đi.

- Điều gì tạo cảm hứng cho anh?

- Con người. Tôi thích giao tiếp. Để làm được điều đó, bạn cần thời gian và cần đầu tư hơn. Tôi thích gặp những người dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở châu Á vì màu sắc, phong cách của họ. Điều quan trọng là phải giữ gìn nền văn hóa của họ trước khi chúng biến mất.

- Bức ảnh nào đáng nhớ nhất đối với anh?

- Đó chính là ảnh bìa cuốn sách của tôi. Bà đã 76 tuổi và vẫn lao động trên chiếc thuyền nhỏ trên sông Thu Bồn ở phố cổ Hội An. Chúng tôi đã trở thành bạn bè, và bà là nguyên nhân khiến cuốn sách đầu tiên của tôi thành công.

- Chuyến đi nào của anh tuyệt vời nhất?

- Tôi phải nói ngay đó là chuyến đi dài 15 ngày bằng xe máy khắp miền bắc Việt Nam năm ngoái. Tôi lái 2.200 km và gặp những người dân tộc thiểu số ở đây. Ấn tượng nhất là đèo Mã Pì Lèng và đường Hạnh Phúc ở Hà Giang. Tôi lái xe máy một mình, tự do như chim trời. Tôi khám phá ra nhiều ngôi làng nhỏ, họ chào đón tôi như người làng. Họ cho tôi thức ăn, trà và cả các đặc sản địa phương nữa.

Cùng chiêm ngưỡng những bức ảnh của Réhahn Croquevielle được đăng trên thời báo Los Angeles:

Bức ảnh người lái đò trên sông Thu Bồn khiến Réhahn Croquevielle tâm đắc nhất.
Bức ảnh người lái đò trên sông Thu Bồn khiến Réhahn Croquevielle tâm đắc nhất.
Hoàng hôn Hội An.
Hoàng hôn Hội An.
Hai anh em Chu Van Tim và Chu Van Thuc ở Ninh Bình.
Hai anh em ông Chu Van Tim và Chu Van Thuc ở Ninh Bình.
Đèn lồng Hội An.
Đèn lồng Hội An.
Cụ bà 76 tuổi người Hmông ở Sapa.
Cụ bà 76 tuổi người Hmông ở Sapa.
Sung, bé gái 4 tuổi sống gần Sapa.
Sung, bé gái 4 tuổi sống gần Sapa.
Đạp xe qua Hội An.
Đạp xe qua Hội An.
Tuyết, bé gái 4 tuổi sống ở Điện Biên Phủ đang ngước nhìn mẹ.
Tuyết, bé gái 4 tuổi sống ở Điện Biên Phủ đang ngước nhìn mẹ.
Trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô.
Trang phục truyền thống của dân tộc Lô Lô.

Du khách nước nào đến Việt Nam đông nhất?

Tính đến hết tháng 10 năm 2014, Trung Quốc đang đứng đầu bảng về số lượng khách sang Việt Nam du lịch với gần 1,7 triệu lượt người.

Thúy Nguyễn

Bạn có thể quan tâm