Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bàn luận tình thế 'mơn trớn' ở clip 'yêu râu xanh'

Sau khi clip "Đối phó với yêu râu xanh" xuất hiện, nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại hành động vờ mơn trớn, cởi quần kẻ cưỡng hiếp để thoát thân của cô gái có thể là bằng chứng khiến kẻ thủ ác thoát tội.

Bàn luận tình thế 'mơn trớn' ở clip 'yêu râu xanh'

Sau khi clip "Đối phó với yêu râu xanh" xuất hiện, nhiều ý kiến đã bày tỏ lo ngại hành động vờ mơn trớn, cởi quần kẻ cưỡng hiếp để thoát thân của cô gái có thể là bằng chứng khiến kẻ thủ ác thoát tội.

Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu (Khoa Tâm lý, Đại học Sư phạm TP. HCM), tác giả của clip cho biết: “Việc tìm mọi cách để thoát thân là phản xạ tất yếu của các cô gái khi rơi vào hoàn cảnh đó và tôi cho rằng pháp luật sẽ bảo vệ người tự vệ chính đáng.

Clip này của tôi được đông đảo bạn bè, gia đình, học sinh và phụ huynh học sinh ủng hộ, thậm chí nhiều người còn chia sẻ và mong muốn tôi thực hiện thêm nhiều clip nữa. Điều đó cho thấy nó có giá trị phần nào đối với đời sống thực tiễn.

Sau tình huống bị "yêu râu xanh" quấy rối, clip hướng dẫn một cách để thoát trận là cô gái vờ mơn trớn kẻ có ý định cưỡng hiếp mình rồi tìm cơ hội chạy trốn. (Ảnh chụp clip).

Tuy nhiên, do đây là clip đầu tiên và ekip thực hiện hoàn toàn là nghiệp dư nên chưa truyền đạt được hết ý tưởng mà tôi muốn diễn tả. Điều thực sự tôi muốn đó là mong muốn các bạn trẻ phải tỉnh táo, không nên rập khuôn máy móc. Trong đời sống thực tiễn, những điều xảy ra muôn hình vạn trạng. Nếu ta cứ máy móc tuần tự thực hiện bước 1, bước 2, bước 3… thì không những không xử lý được những phiền phức mà có khi còn làm trầm trọng thêm vấn đề.

Vậy clip của tôi có giá trị gì? Giá trị của nó là khơi dậy tâm thức, ý thức chuẩn bị cho các tình huống xấu để nếu gặp các tình huống bất ngờ, các bạn trẻ, hay các bạn nữ như nhân vật trong clip có thêm chút bình tĩnh, chủ động để tự tin tìm cách vượt qua nó. Đó là mong muốn cao nhất của tôi và những người bạn cùng làm clip”.

Chia sẻ thêm về clip gây sốt này, tác giả cho biết: “Tôi nảy ra ý tưởng làm clip này vì sau các buổi học tâm lý, sinh viên và phụ huynh của họ thường bày tỏ mong muốn tôi dạy thêm các kỹ năng khác, cách thức chuẩn bị tâm lý cho các tình huống…Nhưng tôi không có đủ thời gian để tập hợp hay giảng dạy cho từng người cho nên tôi quyết định thực hiện các clip như một cách giảng dạy trực tuyến cho mọi người”.

“Tôi có hai khó khăn lớn khi thực hiện các clip giảng dạy đó là êkip của chúng tôi hoàn toàn là nghiệp dư. Họ là bạn bè, là sinh viên của tôi. Chính vì thế có những diễn xuất không thể đạt được như mong muốn. Ví dụ như clip ấy, cô gái giả điên đã không đạt, không tới, phải điên hơn nữa thì mới có thể bảo vệ được mình”, thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu bày tỏ nuối tiếc.

Luật sư Nguyễn Trí Tú, Giám đốc công ty Luật Minh Đức Việt Nam nhận định: “Chỉ cần có hành vi đưa nạn nhân vào chỗ trống nhằm mục đích giao cấu là đã cấu thành tội rồi chứ chưa cần xét đến mục đích có đạt được hay không. Trong trường hợp này cô gái giả vờ mơn trớn, chiều chuộng kẻ gây án để tìm cách thoát thân chỉ là một hành vi thực hiện biện pháp phòng vệ”.

Đối với lo lắng hành động chủ động mơn trớn của cô gái sẽ không thể là chứng cứ khiến kẻ ác thoát tội, luật sư Nguyễn Trí Tú cho rằng: “Có nhiều căn cứ để có thể kết tội kẻ thủ ác như: xét hành vi, hoàn cảnh, có tình cảm hay không có tình cảm…Tuy nhiên cũng phải nói đây là một tình huống dàn dựng hời hợt. Trên thực tế, mỗi vụ việc tương tự như vậy sẽ diễn biến theo rất nhiều tình huống. Mỗi một tình huống đó sẽ phải được phân tích cụ thể để chiếu theo quy định trong luật. Tình huống này thiếu nhiều yếu tố thực tế nên chỉ có thể phân tích chung như vậy".

Theo Kiến Thức

Theo Kiến Thức

Bạn có thể quan tâm