Roti canai (Malaysia): Loại bánh mì truyền thống nổi tiếng ở Malaysia. Gần như mọi con phố đều tỏa ra hương thơm đặc trưng của loại bánh này cùng mùi cà ri gà chấm kèm. Roti canai được làm từ bột mì, đường, sữa đặc, muối và bơ Ấn Độ. Món ăn không gây ngấy do được làm từ bột mì nhào, cán mỏng, sau đó đem áp chảo, nhờ vậy cũng giữ được độ mềm, dẻo. Ảnh: Alphonsine Sabine/Shutterstock. |
Lumpiang Shanghai (Philippines): Món khai vị chiên giòn của Philippines có nhân gồm thịt lợn, trứng, cà rốt và một số loại gia vị như hành thái nhỏ, tiêu, tỏi, ẩn trong lớp vỏ giòn tan. Lumpia được chấm với nước sốt làm từ nước tương (xì dầu) pha cùng đường, tỏi, tiêu, ăn rất đậm đà. Ảnh: Serious Eats. |
Karaage (Nhật Bản): Karaage được xem là một kỹ năng nấu nướng của người Nhật, thường sử dụng các nguyên liệu như gà, cá... Trong đó, quy trình gồm ướp thịt, lăn qua bột rồi đem chiên với dầu ít béo. Lớp bột bao quanh nguyên liệu để làm món chiên karaage thường dày và được chiên kỹ hơn so với tempura. Gà rán kiểu Nhật có kết cấu giòn ở ngoài, phía trong mềm, ngọt và thơm nhờ rượu sake cùng các loại phụ gia đơn giản. Ảnh: Rocky Luten/Food52. |
Bánh mì (Việt Nam): Bánh mì xuất xứ từ món baguette trứ danh của Pháp. Tuy nhiên, chính sự sáng tạo của người Việt khiến món ăn nổi tiếng khắp thế giới. Phần nhân bánh được biến tấu theo từng vùng. Nhân truyền thống thường gồm thịt lợn, pate, giò lụa, đồ chua, rau thơm, ớt... kẹp trong ổ bánh mì giòn, nóng hổi. Bánh mì nhỏ gọn, dễ mang đi, mức giá bình dân phù hợp mọi tầng lớp. Minh chứng cho sức hút của món ăn này không chỉ bởi nó có thể được tìm thấy ở khắp các con phố trong nước mà còn là những cửa hàng bánh mì mọc lên tại nhiều quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản... Ảnh: Pauline Morrissey. |
Paratha (Ấn Độ): Paratha là loại bánh mì dẹt, có hình tròn. Bánh mì paratha có lịch sử hàng trăm năm, được nhắc đến trong Manasollasa, tài liệu tiếng Phạn thế kỷ 12 chứa mô tả bằng văn bản sớm nhất về ẩm thực Ấn Độ. Bánh được làm từ bột lúa mì nguyên chất trộn cùng các loại gia vị khác để tạo hương vị cũng như độ ẩm cho lớp vỏ. Trước đây, người Ấn Độ chỉ tạo nhân mặn cho bánh paratha. Ngày nay, bánh đã có thêm nhiều biến thể hấp dẫn với nhân được làm từ trái cây, kem tươi, bơ, sữa hay chocolate. Ảnh: Whiskaffair. |
Gringas (Mexico): Loại bánh tacos gồm bánh bột mì nhân phô mai, steak và dứa. Ảnh: Guerrero Tortillas. |
Guotie (Trung Quốc): Món ăn đường phố này được xem là sự kết hợp giữa há cảo và bánh bao chiên. Những miếng bánh có nhân tôm, lợn hoặc bò trộn bắp cải, gừng và hành được hấp chín, sau đó áp chảo cho một mặt vàng nâu và giòn tan. Ảnh: Zojirushi. |
Carnitas (Mexico): Carnitas được chế biến từ thịt lợn vai (hay thịt lợn mông). Thịt lợn được tẩm ướp gia vị, sau đó cho vào nồi nấu chậm để từ từ om cho thấm ít nhất 4 tiếng. Sau khi om, thịt mềm và ẩm, người chế biến xé thịt ra thành những miếng nhỏ và đem áp chảo để làm thịt có màu nâu, giòn. Carnitas ngon nhất khi ăn cùng bánh tacos với ít kem chua. Ảnh: Mark's Daily Apple. |
Carne asada tacos (Mexico): Loại tacos đặc trưng với nhân thịt bò nướng, thái mỏng. Ảnh: Lisa Bryan. |
Negima yakitori (Nhật Bản): Các miếng thịt gà xiên que xen kẽ cùng hành lá negi. Những xiên gà nướng phổ biến tại các nhà hàng bình dân đến cao cấp. Người Nhật thường sử dụng phần thịt đùi, ức, da, gan, mề, gà xay với sụn băm... ướp muối shio hoặc nước sốt tare - loại sốt đặc trưng của Nhật Bản. Bạn có thể tìm thấy quầy yakitori bình dân tại các khu shotengai (khu mua sắm có mái vòm), khu vực bên cạnh đường ray xe lửa hoặc gần các ga tàu đông đúc. Ảnh: Adrian Mueller. |
Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.