Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Bảo quản rau củ không đơn giản là cho hết vào tủ lạnh

Mỗi loại rau củ đều có đặc tính khác nhau, do đó cách bảo quản chúng cũng khác nhau. Bạn không nên bảo quản trái cây chung với rau xanh vì nó khiến rau nhanh héo và bị hỏng.

Chúng ta không nên để rau củ tiếp xúc nhiều với ánh sáng. Ảnh: Greenchildmagazine.

Nhiều người có thói quen trữ rau củ để sử dụng lâu dài và tiết kiệm thời gian đi chợ. Một số cách bảo quản rau củ thường gặp như gọt vỏ hoặc rửa và cho vào tủ lạnh.

Tuy nhiên, theo The Spruce Eats, tùy thuộc vào nhiều yếu tố, cách lưu trữ này có thể không giúp kéo dài thời gian bảo quản mà còn ảnh hưởng đến độ tươi ngon và khiến thực phẩm nhanh hư hỏng.

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi bảo quản thực phẩm.

Lựa chọn nơi tối, mát mẻ và khô ráo

Một số loại rau có thể duy trì độ tươi lâu nhất nếu được bảo quản ở nơi mát mẻ hoặc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, nóng và ánh sáng. Những nơi đó có thể là tủ bếp (không đặt ngay cạnh lò nướng) hoặc phòng chứa thức ăn chuyên dụng. Nhiệt độ lý tưởng cho phòng đựng thức ăn là 10-21 độ C.

Lý do bạn nên để rau củ ở nơi tối là nếu tiếp xúc với ánh sáng, chúng sẽ bắt đầu nảy mầm và phát triển. Các loại rau để lưu trữ trong phòng đựng thức ăn bao gồm củ hành tây, hẹ tây, tỏi, quả bí, khoai tây, khoai lang, khoai mỡ…

Những loại này có thể giữ được ít nhất một tuần trong tủ đựng thức ăn hoặc thậm chí lâu hơn đến một tháng, nếu nhiệt độ duy trì trong khoảng 10-21 độ C.

Bạn cần lưu ý không được để hành tây và khoai tây cạnh nhau vì khoai tây mọc mầm nhanh hơn nếu bảo quản gần hành tây.

Bảo quản trong tủ lạnh

Khi bảo quản trong tủ lạnh, bạn có thể điều chỉnh độ ẩm, thường bằng cách mở (độ ẩm thấp hơn) và đóng (độ ẩm cao hơn) các lỗ thông khí nhỏ trên ngăn kéo. Cài đặt độ ẩm thấp là tốt nhất đối với một số loại trái cây, nhưng đối với rau, bạn nên chọn mức độ ẩm cao. Nhiệt độ trong tủ lạnh phải nằm ở khoảng 0,5-4 độ C.

bao quan thuc pham anh 1

Muốn rau củ giữ được lâu, cần bảo quản chúng tách biệt với trái cây. Ảnh: Shutterstock.

Mặc dù đều được bảo quản trong tủ lạnh, “tuổi thọ” của các loại rau củ có thể khác nhau. Cụ thể:

- Măng tây có thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 2-3 ngày.

- Cà tím, cần tây, ớt chuông, đậu Hà Lan, atisô, bí xanh và dưa leo sẽ để được một tuần.

- Các loại bí, đậu xanh, bông cải xanh, cải brussels và nấm (nên đựng trong túi giấy) có thể giữ được 3-5 ngày.

- Bông cải trắng giữ được trong một tuần.

- Cà rốt, củ dền và củ cải trắng có thể bảo quản đến 2 tuần và nên đựng trong túi nhựa.

- Rau diếp và các loại rau lá xanh khác sẽ kéo dài từ 3 ngày đến một tuần tùy thuộc vào độ dày của lá.

Để riêng rau và trái cây

Có lẽ bạn từng nghe nói rằng nếu muốn làm chín quả bơ, chúng ta cần bảo quản nó chung với táo trong một chiếc túi. Trên thực tế, táo, lê cũng như nhiều loại trái cây khác tạo ra khí ethylene. Khí này đẩy nhanh quá trình chín của các loại trái cây và rau quả khác ở gần nó.

Do đó, đặt trái cây chung với rau sẽ khiến rau nhanh bị đốm, héo, vàng và nói chung là bị hỏng. Bạn có thể đựng rau và trái cây trong 2 hai ngăn kéo riêng biệt để chúng không tiếp xúc với nhau. Ngoài táo và lê, kiwi, mơ, mận và đào là những loại trái cây sản xuất nhiều khí ethylene.

Bên cạnh đó, bạn cần nhớ bất cứ thứ gì nguyên vẹn sẽ tồn tại lâu hơn thứ đã bị cắt đi. Và một khi đã cắt hoặc gọt vỏ, thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh.

40 thói quen xấu cần vứt bỏ là cuốn sách bàn về những thói quen tưởng chừng rất nhỏ trong cuộc sống hàng ngày nhưng lại ảnh hưởng đến sự thành bại trong cuộc đời mỗi người. Với lối viết súc tích, cách phân tích mạch lạc, tác giả Tokio Godo mang đến người đọc những bài học bổ ích và thiết thực. Gấp cuốn sách lại, chắc hẳn mỗi người sẽ tự xem xét các thói quen xấu của bản thân để tập vứt bỏ hàng ngày.

Món ăn vặt tốt cho người tiểu đường

Trứng luộc, quả mọng, bột yến mạch là những thức ăn nhanh tốt cho sức khỏe người mắc tiểu đường.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm