Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo vệ răng miệng đúng cách cho trẻ

Chăm sóc từ sớm, khám nha khoa thường xuyên là những điều cha mẹ nên làm để bảo vệ răng miệng của trẻ.

Nhiễm trùng răng miệng là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở trẻ em. Mặc dù nha khoa hiện có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, khoa học, cha mẹ vẫn phải đóng vai trò tích cực trong việc chăm sóc răng miệng của con trẻ.

Đặc biệt, tình trạng sâu răng ảnh hưởng nhiều trẻ em và khi lớn lên. Tình trạng này có thể được ngăn ngừa thông qua thói quen chăm sóc sức khỏe răng miệng lành mạnh.

Bắt đầu chăm sóc sức khỏe răng miệng sớm

Theo Mayo Clinic, khi trẻ được 6 tháng tuổi, các nhà khoa học khuyên cha mẹ nên cho bé ngừng bú sữa mẹ hoặc sữa công thức vào ban đêm; dừng cho con bú bình trên giường để trẻ không hình thành thói quen này.

Ăn khuya làm tăng nguy cơ sâu răng do đường lactose, loại đường trong sữa. Nói chung, trẻ càng tiêu thụ nhiều carbohydrate, nguy cơ bị sâu răng càng tăng.

Mọi trẻ em phải được chăm sóc sức khỏe răng miệng trước 1 tuổi và khám nha khoa 3-6 tháng/lần.

Cham soc rang mieng cho tre anh 1

Cha mẹ nên hình thành thói quen đánh răng 2 lần/ngày cho trẻ từ sớm. Ảnh: Freshdentalcare.

Cha mẹ cũng nên hình thành cho trẻ một số thói quen lành mạnh khi con còn nhỏ. Đến 6 tháng tuổi, trẻ có thể được vệ sinh răng miệng bằng nước có chứa fluoride. Trẻ trong độ tuổi đánh răng nên dùng bàn chải mềm và kem đánh răng có fluoride.

Cha mẹ nên giám sát kỹ lưỡng khi trẻ đánh răng. Thời điểm ngừng giám sát là lúc bạn nghĩ rằng con có thể làm tốt việc đánh răng. Đánh răng 2 lần/ngày là đủ và trẻ em nên bắt đầu dùng chỉ nha khoa ngay khi nha sĩ đề nghị.

Chế độ ăn uống lành mạnh bảo vệ răng miệng

Bất kỳ thức ăn hoặc đồ uống nào có đường đều làm tăng nguy cơ sâu răng cho trẻ. Thay vào đó, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ vị ngọt tự nhiên của trái cây - đó là tất cả thứ trẻ cần đối với đồ ngọt.

Trẻ nhỏ nên tránh uống nước ngọt có ga và ăn vặt thường xuyên. Chúng làm tăng nguy cơ béo phì, đồng thời sự kết hợp giữa đường và axit còn phá vỡ men răng. Điều này cũng tương tự với nước trái cây.

Trẻ uống bao nhiêu nước mỗi ngày là đủ?

Số lượng nước trẻ cần thay đổi tùy thuộc vào độ tuổi, kích thước và mức độ hoạt động của các bé.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm