Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo vệ sức khỏe thế nào để sống lạc quan trước dịch bệnh?

Dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người nhận ra việc cần việc bảo vệ sức khỏe từ sớm, với nhiều cách thức khác nhau thay vì chỉ dùng các biện pháp tạm thời.

Hơn một tháng trôi qua từ thời điểm tin tức về bệnh dịch Covid-19 xuất hiện trên toàn cầu, dịch bệnh ập đến bất ngờ với tốc độ lây lan nhanh chóng, khó lường.

Tờ News Week chỉ ra thực tế, khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang “cháy hàng” trên toàn thế giới, vaccine chưa biết khi nào có..., chúng ta mới giật mình nhận ra rằng thế giới thiếu sự chuẩn bị đối phó trước những mối đe dọa sinh học. Khoa học luôn có giới hạn của nó, ví dụ như SARS phải mất 8 tháng để khống chế, còn Covid-19 hiện vẫn chưa có phác đồ điều trị.

AIA anh 1

Dịch bệnh xảy ra, người dân đua nhau đi mua khẩu trang.

Ở quy mô mỗi cá thể, nhiều người cũng bất chợt nhận ra đã quá chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe lâu nay. Anh Tuấn Tài (34 tuổi, TP.HCM) trước không có thói quen đeo khẩu trang ra đường hay rửa tay sát khuẩn trước khi ăn..., nay đã thực hiện mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe. Anh còn ở nhà cùng vợ nấu ăn nhiều hơn, thay vì tan sở tụ tập với bạn bè.

Chuyện như trên cũng xảy ra ở nhà chị Mai Liên (32 tuổi, Hà Nội). Lo lắng Covid-19 gây xáo trộn nhịp sinh hoạt và thói quen bảo vệ sức khỏe của cả gia đình chị, chị Liên không tiếc tiền tìm mua mọi loại khẩu trang, thuốc diệt virus, thuốc tăng đề kháng... cho cả nhà, thậm chí xin nghỉ việc ở nhà trông con để đảm bảo sức khỏe tụi nhỏ. Tháng trước, chị giữ gìn cho con, nhưng bé vẫn phải nằm viện 4 ngày vì cúm A. Chị Liên tự hỏi: “Phải bảo vệ sức khỏe bao nhiêu nữa mới là đủ để không ai trong nhà bị bệnh?”.

Sự bùng phát Covid-19 là một hồi chuông nhắc nhở mỗi người về những bệnh truyền nhiễm bất ngờ có thể gặp phải. Vì vậy, dù có dịch hay không dịch, mỗi người luôn cần trong tâm thế sẵn sàng và chủ động, tìm kiếm câu trả lời và giải pháp để bảo vệ sức khỏe - thứ tài sản quý giá nhất.

Câu tục ngữ “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” luôn đúng trong mọi trường hợp, nên đừng đợi đến lúc bị cảm cúm mới nhớ ăn hoa quả hay uống trà gừng, đừng thấy béo mới tập thể dục, đừng thấy Covid-19 mới đeo khẩu trang, đừng thấy ung thư phổi mới ngưng hút thuốc lá, đừng thấy gan nhiễm mỡ mới bỏ rượu bia... bởi 'phòng bệnh' là cuộc đầu tư dài hạn không cho kết quả ngay.

Khỏe mạnh từ bên trong giúp cơ thể phòng ngừa, chống lại bệnh tật, ngay cả khi bạn nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, thiên biến vạn hóa, dịch bệnh vẫn có thể diễn biến bất ngờ, nên thay vì lo lắng hay tự trách móc bản thân, bạn cũng có thể tìm đến những hỗ trợ từ bên ngoài như y tế, bảo hiểm... để duy trì tâm thế đã bảo vệ đủ cho sức khoẻ.

Giang Tiểu San

Bình luận

Bạn có thể quan tâm