Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất cập trong điều động giáo viên

Việc điều động giáo viên ở tỉnh Thanh Hóa chưa khách quan, thiếu minh bạch gây bức xúc cho nhiều người.

Từng có 9 năm công tác ở miền núi và 20 năm công tác tại trường Tiểu học Thiệu Tâm (xã Thiệu Tâm, huyện Thiệu Hóa), cô giáo Nguyễn Thanh Bình nói rằng cô bất ngờ nhận được quyết định điều động về trường Tiểu học Thiệu Lý mà không được thông báo trước.

Dieu dong giao vien anh 1
Một giờ học của cô và trò ở huyện miền núi Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Tiền Phong.

Cô giáo Hoàng Thị Minh Ngà, trường THCS Định Tường (xã Định Tường, huyện Yên Định), cũng bất ngờ nhận được quyết định điều động về trường THCS Yên Phong mà trước đó không được thông báo về việc này.

Việc điều động giáo viên (từ nơi thừa đến nơi thiếu) còn dẫn đến tình trạng một số trường bị thừa, thiếu giáo viên cục bộ. Trường THCS Yên Thái (xã Yên Thái, Yên Định) hiện có 7 lớp.

Trước đó, vào năm 2016, nhà trường có 4 giáo viên dạy Văn, do dôi dư nên 1 giáo viên đã phải chuyển sang làm công tác thư viện. Trong đợt điều động giáo viên năm học 2019-2020, UBND huyện Yên Định tiếp tục điều động 2 giáo viên Văn từ các Trường THCS Định Tường, trường THCS Định Bình về THCS Yên Thái; 1 giáo viên Địa lý duy nhất của trường được điều động đến trường khác theo nguyện vọng khiến nhà trường không có giáo viên dạy Địa lý, phải bố trí 2 giáo viên dạy Văn (dôi dư) sang dạy Địa lý.

Về việc này, cô Nguyễn Thị Thúy Hằng, Hiệu trưởng trường THCS Yên Thái, cho biết trong 5 giáo viên dạy Văn, một số giáo viên có bằng chuyên ngành Văn - Sử - Địa nên nhà trường bố trí các cô vừa dạy Văn vừa dạy Địa lý và Lịch sử.

Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Sở GD&ĐT Thanh Hóa, các văn bản liên quan việc điều động, luân chuyển giáo viên nêu rõ nguyên tắc điều động, thuyên chuyển phải đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ và đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số địa phương đã điều động giáo viên thiếu công khai, minh bạch dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên chưa đồng thuận.

Cô giáo Hoàng Thị Minh Ngà nói: “Việc thực hiện điều động không công khai, minh bạch. Sau khi có đơn kiến nghị của tôi cùng nhiều giáo viên khác trên địa bàn, huyện Yên Định đã thay đổi quyết định điều động cho hợp lý và đúng nguyện vọng của các giáo viên”.

Nữ giáo viên và vết chân tròn trên bục giảng

10 năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) ngày càng thêm tự tin khi có thể đứng vững chỉ với một chân và gắn bó với nghề dạy học.


https://www.tienphong.vn/giao-duc/bat-cap-trong-dieu-dong-giao-vien-1490270.tpo

Theo Hoàng Lam / Tiền Phong​

Bạn có thể quan tâm