Bất ngờ khi lần đầu trải nghiệm văn hóa mai mối ở Trung Quốc - Gia đình - ZNEWS.VN
Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bất ngờ khi lần đầu trải nghiệm văn hóa mai mối ở Trung Quốc

Trải nghiệm của influencer Kejia người Tây Ban Nha khi đến thăm một địa điểm mai mối nổi tiếng ở Trung Quốc đã dấy lên những tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.

Influencer Tây Ban Nha ở Trung Quốc đã gây ra phản ứng trên mạng, cả ở đại lục và nước ngoài, sau khi cô đăng một video lên mạng xã hội về trải nghiệm của mình tại một địa điểm mai mối nổi tiếng ở Thượng Hải. Ảnh: SCMP tổng hợp/Weibo.

Influencer Tây Ban Nha ở Trung Quốc đã gây ra phản ứng trên mạng, cả ở đại lục và nước ngoài, sau khi cô đăng một video lên mạng xã hội về trải nghiệm của mình tại một địa điểm mai mối nổi tiếng ở Thượng Hải. Ảnh: SCMP tổng hợp/Weibo.

Trong chuyến du lịch đến Thượng Hải (Trung Quốc) vừa qua, một influencer (25 tuổi) người Tây Ban Nha, được biết đến với tên Kejia đã ghi lại những gì xảy ra khi cô đến một địa điểm mai mối nổi tiếng ở Công viên Nhân dân Thượng Hải.

Đoạn video ghi lại trải nghiệm của Kejia nhanh chóng thu hút nhiều sự thảo luận sôi nổi trên mạng xã hội, South China Morning Post đưa tin.

Trong video, Kejia và những người bạn của cô đã đi bộ vào công viên mai mối với những dòng "sơ yếu lý lịch" nêu rõ thông tin cá nhân và những tiêu chí để tìm nửa kia phù hợp được viết trên giấy A4.

Nhóm Kejia nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều phụ huynh Trung Quốc, họ háo hức giới thiệu con mình cho nhóm của Kejia.

Trong "sơ yếu lý lịch" của một người phụ nữ sinh năm 1994, cô mô tả có bằng cử nhân Thương mại Quốc tế, cao 1,72 m, mức lương hàng năm là 200.000 nhân dân tệ (28.000 USD). Ngoài ra cô còn có niềm đam mê với nhạc cụ, đặc biệt là đàn tranh.

Cô đang tìm kiếm nửa kia với những tiêu chí như sau: "sinh năm 1993-1995, cao hơn 1,72 m, có ngoại hình ưa nhìn, ít nhất phải có bằng cử nhân, sở hữu tài sản ở Thượng Hải hoặc sẵn sàng mua một căn hộ".

Lúc đầu, Kejia coi sự kiện này là trò đùa và cô nói đùa với người xem của mình rằng cô đến đó để “tìm chồng”. Tuy nhiên sau đó, Kejia nhanh chóng nhận ra rằng mai mối là một việc nghiêm túc ở Trung Quốc.

Chia sẻ với phóng viên của Daily Press Group, Kejia nói: “Nhiều cha mẹ đã giới thiệu con trai của họ với tôi, họ kể chi tiết về sở thích, tài sản và nghề nghiệp của con trai họ”.

Kejia so sánh trải nghiệm của mình giống như việc ở trong một siêu thị, nơi các bậc cha mẹ trưng bày “sản phẩm” là con cái của họ cho những “người mua” tiềm năng.

Kejia cho biết cô rất ngạc nhiên khi nhận được lời cầu hôn ngay tại chỗ từ một người đàn ông gấp đôi tuổi cô. Ảnh: Weibo.
van hoa mai moi,  mai moi Trung Quoc,  Trung Quoc,  du lich Trung Quoc anh 1
van hoa mai moi,  mai moi Trung Quoc,  Trung Quoc,  du lich Trung Quoc anh 1

Kejia cho biết cô rất ngạc nhiên khi nhận được lời cầu hôn ngay tại chỗ từ một người đàn ông gấp đôi tuổi cô. Ảnh: Weibo.

Ngoài ra, tại buổi mai mối đó, có một người đàn ông 50 tuổi đã cầu hôn cô ngay tại chỗ.

Anh ta nói với Kejia rằng mình có khối tài sản trị giá 2 triệu nhân dân tệ (280.000 USD). Người đàn ông cũng hỏi điều kiện như vậy đã đáp ứng đủ tiêu chí của cô hay chưa.

Đoạn video ghi lại trải nghiệm của Kejia được đăng tải trên tài khoản TikTok của cô. Video nhanh chóng thu hút hơn 3,5 triệu lượt xem, 300.000 lượt thích và hơn 3.100 bình luận chỉ sau một ngày.

Nhiều người xem quốc tế sau khi xem được video của Kejia đã tỏ ra hứng thú với việc mối mai này. “Nếu cuối cùng tôi không tìm được ai đó, tôi sẽ cân nhắc việc đến Trung Quốc để thử tìm vợ”, một người viết.

Tuy nhiên, những người xem ở Trung Quốc lại có thái độ khác. "Tại sao tôi có cảm giác những người này không phải đang tìm kiếm hôn nhân mà như đi chợ mua mớ rau vậy", một người nói.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Bài liên quan

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm