Bát vàng được dùng riêng cho Vua Càn Long (1735-1796) dưới thời nhà Thanh. Trong hơn 500 năm, các phòng của Tử Cấm Thành, cung điện của các triều đại phong kiến Trung Quốc, vẫn là một bí ẩn đối với người ngoài. Ngoại trừ hoàng tộc và người hầu, ít ai có thể hình dung được sự giàu có bên trong Cố Cung ở Bắc Kinh. Ảnh: National Palace Museum. |
Bộ triều phục mà hoàng đế Đồng Trị mặc một lần duy nhất lúc 6 tuổi trong lễ đăng cơ năm 1861. Hơn một thế kỷ sau khi triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc kết thúc, nhiều cổ vật trong Tử Cấm Thành đã được đem ra trưng bày và thậm chí được mang ra nước ngoài để triển lãm. Ảnh: Nuvo. |
Chiếc cốc vàng được trang trí với ngọc trai và lời chúc mừng sinh nhật chỉ được dùng trong sinh nhật của vua và hoàng hậu dưới thời nhà Thanh. Các hiện vật được trưng bày không chỉ hé lộ cuộc sống bên trong hoàng cung mà còn cho thấy lịch sử, văn hóa của triều đại Minh, Thanh từ năm 1368. Ảnh: Nuvo. |
Chiếc bình "Vạn thọ" cao gần 1 m được trang trí bằng 10.000 chữ "thọ" viết theo 975 kiểu khác nhau. Đây là quà mừng sinh nhật thứ 60 của hoàng đế Khang Hy. Ảnh: Nuvo. |
Bình nước tráng men màu có hình phong cảnh châu Âu dưới thời Càn Long. Ảnh: National Palace Museum. |
Một chiếc bình sứ men vàng dưới thời Càn Long. Các đồ vật bằng gốm sứ trong Tử Cấm Thành thường được tạo tác rất tinh xảo, cho thấy tay nghề của người thợ và đặc trưng riêng dưới từng triều vua. Ảnh: National Palace Museum. |
Chiếc bình sứ tráng men xanh coban hình Rồng bay thời hoàng đế Vĩnh Lạc (1403-1424) nhà Minh. Các bình gốm sứ với họa tiết hoa văn mang dấu ấn riêng của từng thời đại đã đóng góp vào sự phát triển của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc. Ảnh: National Palace Museum. |
Những phụ nữ quý tộc sống trong Tử Cấm Thành thường nuôi móng tay dài và dùng móng giả được tạo tác tinh xảo để bảo vệ chúng. Từ Hy Thái hậu được cho là người nuôi móng tay dài nhất với chiều dài lên tới 15 cm. Ảnh: Nuvo. |