Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bé 2 tuổi đáng thương khi phải chứng kiến bố Hàn đánh dã man mẹ Việt'

Thạc sĩ Lã Linh Nga cho rằng trẻ chứng kiến cảnh bố đánh mẹ dễ bị các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm.

Đoạn video quay cảnh chồng Hàn Quốc (36 tuổi) đánh đập tàn nhẫn vợ người Việt trước mặt đứa con 2 tuổi khiến dư luận bức xúc. Vụ bạo hành gia đình ở Yeongam, tỉnh Jeolla Nam, làm người vợ phải nằm viện 4 tuần vì gãy xương sườn và nhiều chấn thương khác.

Thông tin ban đầu cho biết nạn nhân bị đánh đập suốt 3 tiếng ngày 4/7 chỉ vì không nói lưu loát tiếng Hàn. 

bo han danh me viet anh 1
Cô dâu gốc Việt tại Yeongam, tỉnh Jeolla Nam, bị chồng đánh đập tàn nhẫn vào ngày 4/7. Ảnh: Korea Times.

Thạc sĩ Lã Linh Nga - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục (Hà Nội) - cho hay suốt 10 năm làm việc, bà gặp nhiều trường hợp trẻ biến động tâm lý liên quan đến tác động từ bạo lực gia đình. Khi xem clip ông bố người Hàn Quốc đánh đập vợ dã man trước mặt con trai 2 tuổi, bà cảm thấy xót xa.

“Người mẹ bị đánh rất đáng thương nhưng buồn nhất là bên cạnh lại có đứa trẻ hoảng sợ, chạy khắp phòng. Trẻ 2 tuổi có thể bị nhiễu động tâm lý mạnh. Lớn lên, bé không chắc nhớ được cụ thể sự kiện này, nhưng cảm xúc và hành vi dễ bị rối loạn, hay nổi điên, đập phá đồ đạc, đánh người khác”, bà Nga nói.

Nữ giám đốc thông tin, tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Khoa học Tâm lý Giáo dục, khoảng 40% trẻ em và cả người lớn bị các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm khi chứng kiến cảnh bạo lực ngay trong chính gia đình của mình. Mỗi tháng, trung tâm nhận được 30-50 lượt khám liên quan các vấn đề tâm lý.

Trẻ đến khám thường có biểu hiện lo âu, trầm lặng. Các dấu hiệu khác như mệt mỏi, khó ngủ, đau đầu, cắn móng tay đến cụt hoặc chảy máu, tay vân vê đồ vật, khó ngủ, sợ hãi trong giấc mơ. Lớn hơn một chút, các bé thường tự làm hại cơ thể, rạch tay, đau đầu, đau tai, đau bụng.

Trong cuộc sống, những bé chứng kiến cảnh bạo hành thường thu mình lại, dễ kích động, khó thực hiện theo yêu cầu của người lớn, học tập kém dần. Thông thường, đến năm 4 tuổi, gia đình mới phát hiện con em có vấn đề về tâm lý và đưa đi khám.

bo han danh me viet anh 2
Thạc sĩ Lã Linh Nga cho hay khoảng 40% trẻ em và cả người lớn bị các chứng tâm lý như rối loạn lo âu, hoảng sợ, trầm cảm do chứng kiến cảnh bạo lực ngay trong chính gia đình của mình.

Trước đó, nhiều em có biểu hiện như chậm ngôn ngữ, chậm nhận thức, co mình lại, thường được cho là có vấn đề về cảm xúc hay tự kỷ.

Khi có những biểu hiện bất thường, việc can thiệp về tâm lý của các bé cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia và gia đình trong thời gian dài.

Trẻ trước tiên cần được sống trong môi trường an toàn, vui vẻ, yêu thương. Nhiều bố mẹ đã bật khóc vì không nghĩ mâu thuẫn của họ lại ảnh hưởng nhiều đến con như vậy.

“Khi trẻ nhìn thấy bố đánh mẹ, sau này, các bé có thể tái hiện tình huống đó. Có những em sẽ co lại như người mẹ hoặc hung bạo như bố. Nhiều lý thuyết tâm lý khẳng định cách hành xử và cảm xúc của bố mẹ sẽ được trẻ tiếp nhận, học theo và ứng xử tương tự. Nó được gọi là quy luật lây lan về tâm lý. Tiếp xúc năng lượng tiêu cực, lớn lên, trẻ sẽ có khả năng đương đầu kém với các vấn đề xã hội”, thạc sĩ Lã Linh Nga phân tích.

Cảnh chồng Hàn Quốc đánh vợ Việt tàn nhẫn gây phẫn nộ Cảnh sát Hàn Quốc vừa bắt giữ một người đàn ông nước này bạo hành gia đình sau khi hình ảnh nghi phạm đánh đập tàn nhẫn vợ người Việt được lan truyền trên mạng xã hội.

Bộ trưởng GD&ĐT: Thu nhập của giáo viên chưa tới 5 triệu đồng/tháng

Ngày 1/7, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cùng các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đơn vị tỉnh Bình Định, đã có buổi tiếp xúc cử tri tại thành phố Quy Nhơn.

Quyên Quyên

Bạn có thể quan tâm