Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé 4 tuổi có u 'quái' tại hốc mắt, nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật

Khối u chiếm gần nửa vùng mặt trái của bệnh nhi 4 tuổi khiến em luôn hoảng loạn, sợ hãi, đau đớn.

Khối u chiếm gần nửa vùng mặt trái khiến em luôn hoảng loạn, sợ hãi, đau đớn. Ảnh: BVCC.

Bệnh viện K, Hà Nội, vừa thông tin phẫu thuật thành công khối u "quái" vùng mắt cho bệnh nhi T. C. M. Đ. (người dân tộc Hà Nhì, 4 tuổi, ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu). Trước đó, năm 2021, gia đình trẻ thấy có khối u ở mắt nên đưa đi khám.

Bệnh nhi đã được phẫu thuật sinh thiết u tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, vào tháng 4/2021. Kết quả giải phẫu bệnh là Sarcoma cơ vân thể bào thai.

Sau đó, trẻ được điều trị hóa chất bổ trợ và xạ trị tại Bệnh viện Trung ương Huế, theo dõi tiếp tại Bệnh viện Nhi Trung ương.

Tuy nhiên, khoảng 2 tháng gần đây, khối u tái phát, càng ngày càng phát triển, kích thước tăng nhanh, đẩy lồi mắt trái ra ngoài, u phát triển mạnh ngoài hốc mắt. Khối u chiếm gần nửa vùng mặt trái của cậu bé khiến em luôn hoảng loạn, sợ hãi, đau đớn.

Bệnh nhi đã từng phải điều trị giảm đau tại Bệnh viện Nhi Trung ương và được đơn vị này trả về theo dõi tại địa phương. Bố mẹ bé Đ. cho biết gia đình đã ôm con đi khắp các bệnh viện lớn nhỏ tại Hà Nội nhưng không nơi nào nhận phẫu thuật.

Đầu tháng 3, bé Đ. được nhập viện tại Bệnh viện K. Nhiều ngày liền trẻ khóc lả đi trong vòng tay của bố vì đau đơn và sợ hãi. Trước tình hình của bệnh nhi, các bác sĩ khoa Ngoại thần kinh đã hội chẩn toàn bệnh viện để đưa ra phương án điều trị tối ưu nhất.

Ngày 7/3, ê-kíp phẫu thuật gồm TS.BS Nguyễn Đức Liên, Trưởng khoa Ngoại thần kinh; ThS.BS Nguyễn Thái Học, khoa Ngoại thần kinh; TS.BS Dương Mạnh Chiến, khoa điều trị yêu cầu Quán Sứ - bác sĩ phẫu thuật tạo hình; các bác sĩ Gây mê hồi sức, đã phối hợp nhịp nhàng, cẩn trọng, phẫu thuật cắt bỏ khối u kích thước lớn có đường kính 15 cm.

Ê-kíp đã cố gắng để đạt được mục tiêu cắt bỏ toàn bộ các nhánh mạch cấp máu còn lại vào khối dị dạng, đảm bảo tránh tái phát và tạo hình một thì cho bệnh nhi.

TS.BS Nguyễn Đức Liên cho biết: "Chúng tôi đã chuẩn bị rất kỹ các phương án phẫu thuật, tuy nhiên khó nhất là do khối u đã quá to, lồi hết một bên mắt ra ngoài, có thể chảy máu trong quá trình mổ và gây nguy hiểm tính mạng. Nếu cắt bỏ không hết, bệnh sẽ tái diễn trong tương lai".

Sau mổ 12 tiếng, bé Đ. đã tỉnh táo và được gặp bố. Bố bệnh nhi đã khóc khi thấy con không còn bị chảy máu ở quanh mắt và đặc biệt mắt phải thị lực vẫn tốt.

Hiện bệnh nhi được chăm sóc tại khoa Ngoại thần kinh. Trẻ sẽ được tiếp tục theo dõi liền vết thương, điều trị hóa trị.

Đối với người mắc bệnh tim, việc di chuyển đường dài để khám bệnh luôn đặt ra nhiều thách thức rất lớn. Nhưng nhờ sự phát triển của Telehealth, bệnh nhân giờ đây có thể khám chữa bệnh từ xa. Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu đến bạn đọc cuốn sách Câu chuyện từ trái tim - BS Nguyễn Lân Hiếu.

Câu chuyện từ trái tim của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu là tập hợp những ghi chép về các vấn đề thời sự xã hội, từ y tế, giáo dục đến môi trường, thể hiện trăn trở của tác giả trong các vấn đề xã hội.

Cách chế biến khiến bột ngọt trở nên độc hại

Thêm bột ngọt vào thực phẩm đang chiên có thể gây hại. Nhiệt độ cao có thể khiến bột ngọt bị phân hủy và tạo thành các hợp chất có hại.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm