Netflix Hàn Quốc đã quyết định không trao giải thưởng 300 triệu won (224.000 USD) cho YouTuber Oking, người đã giành chiến thắng trong chương trình thi đấu The Influencer, JoongAng đưa tin.
Kết quả của chương trình bị tiết lộ hồi tháng 5, trước khi tập cuối của chương trình được phát sóng vào ngày 13/8. Mọi thứ bắt nguồn từ cuộc tranh chấp công khai giữa Oking và cựu CEO của nền tảng blockchain Winnerz, họ Choi.
Oking cũng được liệt kê là giám đốc hội đồng quản trị của nền tảng, nhưng phủ nhận mọi liên quan đến cáo buộc rằng Winnerz đã tiến hành các hoạt động bất hợp pháp trong khi phát hành tiền điện tử của riêng mình, Winnerz Coin. YouTuber này tuyên bố rằng anh cũng là nạn nhân trong vụ việc.
Oking và Juice Seyeon là những thí sinh nhận ý kiến trái chiều trong "The Influencer". |
Liên quan đến tuyên bố của Oking, Choi đã đăng trên Instagram vào tháng 5: "Oking và một người bạn đã đến nhà tôi vào ngày 31/1 và anh ấy nói với tôi rằng mình là người chiến thắng của 'The Influencer'. Nếu thông tin bị tiết lộ, sẽ có hình phạt vì vi phạm thỏa thuận bảo mật".
Công ty phát trực tuyến Netflix cho biết họ đã chỉnh sửa phần xuất hiện của Oking trong chương trình nhiều nhất có thể sau khi các cáo buộc xuất hiện.
"Để duy trì uy tín và tính công bằng của chương trình đối với những người tham gia, giải thưởng sẽ không được trao cho người chiến thắng của 'The Influencer' đã vi phạm nghĩa vụ bảo mật được nêu trong hợp đồng", Netflix cho biết hôm 21/8.
"Việc duy trì tính bảo mật của một chương trình trước khi phát hành là biện pháp quan trọng, đảm bảo công sức, nỗ lực của mọi người tham gia vào việc tạo ra, mang lại trọn vẹn niềm vui của chương trình cho khán giả", nền tảng phát trực tuyến này cho biết thêm.
Chương trình của Netflix khiến người xem khó chịu vì nhiều cảnh gây sốc. |
The Influencer, do Lee Jae-seok sản xuất, là chương trình thực tế sinh tồn có sự tham gia của 77 người có sức ảnh hưởng, bao gồm diễn viên Jang Keun-suk, YouTuber Pani Bottle, Risabae và Oking. Những người có sức ảnh hưởng cạnh tranh để chứng minh giá trị của mình và xác định ai có sức ảnh hưởng lớn nhất.
Tuy nhiên, ngay khi lên sóng vào ngày 6/8, chương trình bị chỉ trích dữ dội vì để một số người chơi sử dụng chiêu trò phản cảm, gây sốc như ăn mặc hở hang, khoe thân trước ống kính nhằm mục đích câu view.
"Người chơi nữ cứ như thể đang chia sẻ video phim người lớn. Tôi phải tua nhanh vì cảnh đó quá đáng sợ", một người bình luận trên diễn đàn TheQoo.
"Thật thảm hại và thất vọng trước những gì đang hiển thị trên màn hình", "Nhìn họ trông giống các streamer chuyên thoát y", "Ai nghĩ rằng đây là ý tưởng hay cho một chương trình của Netflix vậy?"... là loạt ý kiến bức xúc khác của dân mạng.
Juice Seyeon, một trong những thí sinh của chương trình, cũng đang vướng nhiều tranh cãi sau khi bị phát hiện xuất hiện cùng Chủ tịch HYPE Bang Si Hyuk ở Mỹ.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.