Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái 12 tuổi có khối u lớn trong buồng trứng

Bị đau bụng thường xuyên, bé gái 12 tuổi được đưa đến bệnh viện khám. Bác sĩ phát hiện ra cô bé có một khối lớn ở vùng bụng dưới và cần cắt bỏ toàn bộ buồng trứng bên trái.

Khối u tế bào Juvenile Granulosa là một dạng ung thư buồng trứng hiếm gặp và ảnh hưởng đến sự phát triển của bé gái. Ảnh: Psychiatryadvisor.

Theo Insider, sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên vào năm 10 tuổi, cô bé (giấu tên) không có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn suốt 2 năm tiếp theo. Việc kinh nguyệt không đều là điều bình thường, đặc biệt ở các cô gái trẻ, nhưng bé gái lại bắt đầu bị đau bụng thường xuyên. Trường hợp này được mô tả trong tạp chí Báo cáo Ca bệnh của Mỹ.

Ngoài hiện tượng kinh nguyệt không đều, cô bé bị rò rỉ dịch trắng đục từ cả hai vú, khiến bác sĩ phải tiến hành kiểm tra hormone. Kết quả xác nhận cô bé không có thai. Tuy nhiên, mức độ prolactin của cơ thể, loại hormone kích thích sản xuất sữa, lại nằm ngoài bảng xếp hạng.

Các bác sĩ ban đầu chẩn đoán cô bé bị mất cân bằng nội tiết tố bắt nguồn từ tuyến yên, nằm ở đáy não. Tuyến yên hoạt động quá mức có thể gây ra loạt vấn đề về nội tiết tố, bao gồm cả chu kỳ kinh nguyệt không đều và sản xuất sữa mẹ ngoài ý muốn.

Tuy nhiên, cơn đau bụng của cô bé ngày càng trầm trọng, các bác sĩ quyết định tiến hành siêu âm và phát hiện ra khối u ở vùng bụng dưới. Khi phẫu thuật thăm dò, họ cho biết buồng trứng trái đã bị khối u nặng khoảng 1,23 kg xâm chiếm hoàn toàn.

Cuối cùng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc một dạng ung thư buồng trứng hiếm gặp ở tuổi vị thành niên được gọi là khối u tế bào Juvenile Granulosa (JGCT). Họ đã phẫu thuật cắt bỏ khối u này cùng với buồng trứng trái. Sau 4 ngày, bệnh nhân được xuất viện.

ung thu anh 1

Khi gặp các triệu chứng như kinh nguyệt không đều và đau bụng thường xuyên, các bé gái cần đi khám sớm. Ảnh: Medical News Today.

Theo nghiên cứu, các khối u tế bào Granulosa chiếm 5-8% trong tất cả khối u buồng trứng và chỉ 5% được chẩn đoán là ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên.

Loại khối u này phát triển từ mô buồng trứng, nơi giải phóng hormone estrogen và chất ức chế, vì vậy nó có thể khiến tuổi dậy thì đến sớm hoặc dừng ngay khi bắt đầu. Sau khi loại bỏ khối u, sự phát triển bình thường tiếp tục diễn ra.

Các tác giả của bài báo cáo ca bệnh đã viết rằng việc mắc khối u tế bào Juvenile Granulosa mà không có bất kỳ dấu hiệu dậy thì sớm thường không phổ biến, nhưng không phải không xảy ra.

Thông thường, bác sĩ sẽ xem xét để loại trừ sự phát triển của buồng trứng và rối loạn tuyến yên nếu bé gái phát triển ngực hoặc có kinh nguyệt trước 8 tuổi, giai đoạn được xem là sớm theo tiêu chuẩn lâm sàng. Trường hợp này cho thấy các triệu chứng như mất kinh thường xuyên kèm theo mất cân bằng nội tiết tố và đau bụng.

Ngoài ra, chuyên gia y tế nên xem xét sàng lọc các cô gái trẻ có triệu chứng tương tự để phát hiện liệu có khối u buồng trứng, ngay cả khi bệnh này hiếm gặp. Nếu được chẩn đoán sớm, bệnh nhân có tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 90-95%. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, nó có thể gây hậu quả lâu dài cho sự phát triển của trẻ.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

5 đồ uống tốt nhất giúp giảm mỡ nội tạng, giảm béo bụng

Trà xanh, trà trắng hay nước lọc là những loại đồ uống tốt nhất để giảm mỡ nội tạng.

Nam Giao

Bạn có thể quan tâm