Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái Làng Nủ ngày xuất viện: 'Con về nhà, thắp hương cho bà và 2 em'

Trong trận lũ quét kinh hoàng vùi lấp Làng Nủ, gia đình 11 thành viên cùng chung sống của bé Mông Hoàng Thảo Ngọc đã mất đi vĩnh viễn 4 người.

Bé Thảo Ngọc trong ngày được ra viện. Ảnh: TQ.

Chiều 1/11, "em bé Làng Nủ" - Mông Hoàng Thảo Ngọc (11 tuổi) - nạn nhân trong vụ lũ quét thôn Làng Nủ được xuất viện sau 50 ngày điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai. Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan đến chúc mừng bé và gia đình cùng tập thể thầy thuốc Bệnh viện Bạch Mai.

Tại buổi lễ, Thảo Ngọc bày tỏ muốn về Làng Nủ đi học lại và thắp hương người thân mất trong trận lũ quét vùi lấp cả thôn.

50 ngày cân não níu sự sống

Gia đình bé Thảo Ngọc có 11 người chung sống nhưng mất 4 trong trận lũ quét sạt lở sau bão Yagi. Trong đó, bà ngoại và hai em họ không thể thoát nạn trong lũ. Cậu của bé được lực lượng cứu hộ đưa đến bệnh viện rồi chuyển Bệnh viện Bạch Mai nhưng không qua khỏi.

Thảo Ngọc được vớt lên trong dòng bùn đất đục ngầu, đưa vào bệnh viện huyện, chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Lào Cai, rồi chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, tiên lượng rất nặng.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm phổi do đuối nước, bùn đất đọng trong phổi khó rửa sạch gây biến chứng suy hô hấp tiến triển (ARDS). Bé còn đa chấn thương, gãy xương đòn phải, đụng dập gan phải, sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng, rối loạn đông máu.

PGS.TS Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các bác sĩ rất khó khăn trong việc làm sạch bùn đất trong phổi bé. Phổi của bệnh nhi đầy cát, sỏi nếu không lấy được ra trở thành ổ chứa trong phổi gây phản ứng viêm rất mạnh, nhiễm trùng. Các bác sĩ không ít lần "thót tim" khi rửa phổi, dạ dày, đại tràng của bệnh nhi ra quá nhiều đất đá.

Cơ sở y tế này cũng nhiều lần hội chẩn với các chuyên gia hàng đầu để tìm ra phác đồ điều trị tốt nhất cho bé. Ngày 15/9, GS.TS Hashimoto, chuyên gia từ khoa Hô hấp, Bệnh viện National Center for Global Health and Medicine Tokyo, Nhật Bản, cũng cùng hội chẩn.

Các bác sĩ dùng những phương pháp điều trị tiên tiến nhất, chọn những thuốc chống vi khuẩn, chống nấm phù hợp với bệnh cảnh lâm sàng, tập trung mọi nguồn lực để giành lại mạng sống cháu bé.

em be Lang Nu anh 1

Chuyên gia Nhật Bản cùng PGS.TS Đào Xuân Cơ thăm khám cho bệnh nhi khi đang điều trị tại Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BVCC.

"Vấn đề nghiêm trọng của bệnh nhi là phổi, có nhiều ổ áp xe do hít phải bùn đất và ngâm nước trong thời gian dài, bé ho nhiều đờm, phải thở máy", GS.TS Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết khi Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan thăm bé sáng 24/9.

Hồi phục kỳ diệu

Sau 2 tuần điều trị bằng tất cả phương pháp tiên tiến nhất, bé Thảo Ngọc được theo dõi sát sao từng thông số cận lâm sàng, biểu hiện để có phác đồ, chiến lược và xử trí phù hợp. Từ ngày 25/9 đến 29/9, các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân cải thiện rõ rệt.

Ngày 30/9, cô bé đã cử động được tại giường trong niềm vui mừng của tập thể lãnh đạo, y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai và gia đình.

Tuy nhiên, thách thức tiếp theo là phục hồi chức năng. Bệnh viện Bạch Mai mời chuyên gia từ Pháp đến hướng dẫn bé các bài tập cải thiện xương đòn, tập đi, điều chỉnh dụng cụ phù hợp.

em be Lang Nu anh 2

Chị Hoàng Thị Dịp, 33 tuổi, mẹ bé Thảo Ngọc cùng con gái trong ngày bé xuất viện. Ảnh: TQ.

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cũng chia sẻ để có nguồn lực điều trị cho người bệnh, đơn vị nhận được sự phối hợp chặt chẽ của BHXH TP Hà Nội ngay từ ban đầu, cung cấp thông tin về thẻ BHYT vì người bệnh không có bất cứ giấy tờ để có thể tra cứu được do đã bị bão lũ cuốn trôi hết. Tổng số tiền mà quỹ BHYT chi trả gần 600 triệu đồng.

Số tiền còn lại do Phòng Công tác xã hội của bệnh viện kêu gọi từ các nhà hảo tâm, trong đó có các chi phí về sinh hoạt của gia đình suốt thời gian điều trị tại đây.

"Tôi rất hạnh phúc, không nghĩ rằng con có được như ngày hôm nay vì hy vọng sống quá mong manh. Nhiều lần tôi ước được chạm vào con, ôm con nhưng bất lực vì tình trạng cháu nguy kịch", chị Hoàng Thị Dịp, 33 tuổi, mẹ bé Thảo Ngọc, chia sẻ.

Sau khi bệnh nhi ra viện, 2 vợ chồng chị Dịp cũng quyết định trở về thôn Làng Nủ chăm con. Chị muốn giành nhiều thời gian hơn nữa cho con, bù đắp quãng thời gian anh chị đi làm thuê ở Hà Nội.

Làng Nủ thuộc xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai, có 167 hộ với 760 nhân khẩu, người Tày sinh sống nhiều đời. Sau trận lũ quyét kinh hoàng vùi lấp cả thôn, khoảng 60 người Làng Nủ tử nạn. Hiện cuộc sống của người dân trong thôn đã tạm ổn. Trẻ em đã trở lại trường học, người lớn cũng đi làm trở lại.

Nhớ sống hạnh phúc nhé!

Theo Tâm lý học tích cực, khoa học hạnh phúc không phải cái gì cao siêu, to tát. Thực ra, hạnh phúc ở ngay trong bản thân ta, và quanh ta. Lifestyle giới thiệu tác phẩm "100 cách sống hạnh phúc". Cuốn sách là những chỉ dẫn thiết thực để sống hạnh phúc, thông qua thói quen, luyện tập cơ thể, tư tưởng tích cực, hoạch định tương lai và xây dựng các mối quan hệ.

Bé trai 7 tuổi ở Làng Nủ xuất viện

Cậu bé 7 tuổi được tìm thấy sau trận lũ quét sạt lở đất ở Làng Nủ (Lào Cai) đã ổn định sức khỏe và tinh thần, được xuất viện trở về làng.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm