Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé gái phải cắt bỏ một buồng trứng vì căn bệnh hay gặp ở trẻ em

Gia đình tình cờ phát hiện bên mu bẹn trái của bé gái to hơn hẳn bên phải, sờ vào thấy khối cứng và đau nên lập tức đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Hà Nội, các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán bé Đ.M.A. (5 tháng tuổi, trú tại Hà Nội) bị thoát vị bẹn nghẹt, buồng trứng hoại tử. Bé nhanh chóng được phẫu thuật cấp cứu .

PGS.TS Nguyễn Việt Hoa, Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh, cho biết thoát vị bẹn là bệnh lý bẩm sinh rất hay gặp ở trẻ, đặc biệt bé trai. Ở trẻ gái, bệnh hiếm gặp hơn và thường khó phát hiện thấy vì không có triệu chứng điển hình.

Thông thường, bạn sẽ thấy một bên mu hoặc môi lớn phồng to khi trẻ khóc, rặn, sờ vào có thể nhỏ lại hoặc không. Trẻ cũng có thể đau hoặc không đau.

Ở trẻ gái, bao thoát vị thường sẽ có buồng trứng. Thoát vị bẹn có biến chứng thoát vị nghẹt. Nếu đến muộn, các tạng trong bao thoát vị có thể bị nghẹt, hoại tử như ruột, buồng trứng, phải cắt bỏ.

"Bé A. có khối phồng vùng mu đau, cứng chắc nên được chẩn đoán là thoát vị buồng trứng nghẹt đến muộn, dẫn tới hoại tử buồng trứng nên phải cắt bỏ một bên cơ quan này", bác sĩ Hoa nói.

Đây không phải trường hợp đầu tiên phải cắt bỏ buồng trứng hay cắt ruột do thoát vị bẹn nghẹt. Thực tế, hàng năm, khoa Phẫu thuật Nhi và Trẻ sơ sinh vẫn gặp vài trường hợp thoát vị bẹn nghẹt đến muộn, khả năng phục hồi chậm hơn do tình trạng nhiễm trùng nhiễm độc.

Trường hợp bé A. sẽ ảnh hưởng cuộc sống và sinh sản của cháu trong tương lai. Do vậy, PGS Hoa khuyến cáo cần phải khám sàng lọc phát hiện bệnh cho trẻ sớm, phòng ngừa các biến chứng.

Thoát vị bẹn ở trẻ em xảy ra khi có sự "di chuyển" của ruột, mạc nối hay buồng trứng vào trong ống bẹn.

Nguyên nhân của bệnh là do ống thông từ ổ bụng xuống vùng bẹn - bìu ở bé trai hay vùng bẹn - môi lớn ở con gái (ống phúc tinh mạc) không teo đi mà vẫn còn tồn tại.

Thoát vị bẹn hay gặp hơn ở các bé trai. Bệnh luôn đi kèm nguy cơ nghẹt, có thể dẫn tới hoại tử ruột hay buồng trứng nếu không được điều trị kịp thời.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Căn bệnh không triệu chứng nhưng âm thầm phá hủy mạch máu

Tăng huyết áp hiện là căn bệnh ngày càng phổ biến và trẻ hóa. Hiện nay, căn bệnh này có thể tự phát hiện tại nhà thông qua việc tự đo huyết áp và điều trị đơn giản.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm