Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bé Na' mặc áo thổ cẩm, hàng mi cong vút đáng yêu ở Gia Lai

Hình ảnh các linh vật rắn được trưng bày tại quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku, Gia Lai) thu hút sự chú ý nhờ vẻ ngoài sinh động, đáng yêu.

Linh vật rắn mặc áo thổ cẩm Tây Nguyên.

Tại khu vực đường hoa Tết Nguyên đán Ất Tỵ ở quảng trường Đại Đoàn Kết (thành phố Pleiku, Gia Lai) những ngày này, loạt linh vật rắn đủ màu sắc, kích cỡ trở thành hình ảnh thu hút nhiều người dân tham quan.

Chia sẻ với Tri Thức - Znews, anh Nguyễn Vinh (43 tuổi), trưởng nhóm thiết kế linh vật, cho biết bộ linh vật gồm 8 bức tượng, được chia thành nhiều cụm đặt tại các khu vực các nhau của đường hoa với ý nghĩa riêng.

Theo đó, tiểu cảnh đầu tiên từ khu vực cổng đi vào là "rắn thổ cẩm", với hình ảnh con rắn dễ thương, mặc trang phục dân tộc mang biểu tượng văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên. Kế tiếp là "gia đình rắn" với 4 con lớn nhỏ tương ứng với các thành viên trong gia đình, tượng trưng cho sự sum họp, đoàn viên dịp Tết Nguyên đán.

linh vat ran at ty anh 1

Cụm linh vật rắn gia đình ở đường hoa xuân thành phố Pleiku, Gia Lai.

Tiếp theo, cụm hai con "rắn vàng rắn bạc" tượng trưng cho tài lộc, mong cầu một năm mới sung túc, ấm no. Đây cũng là hai tượng có kích thước lớn nhất với chiều cao 4 m, đặt ở vị trí trung tâm đường hoa. Ngoài ra, còn có cụm rắn đứng cùng bộ nhạc cụ cồng chiêng - một nét nổi bật khác của vùng đất Tây Nguyên.

Anh Vinh cùng đội ngũ thực hiện khẩn trương hoàn thành các cụm tượng thời gian qua để kịp bàn giao vào trước dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

"Thời gian thi công khoảng hơn 1 tháng song chúng tôi đã bắt đầu lên ý tưởng từ cách đây 4, 5 tháng, khi được thành phố đặt hàng. Trải qua nhiều lần bàn bạc, thống nhất ý tưởng, đội ngũ mới bắt tay vào thực hiện", anh Vinh cho biết.

Theo anh Vinh, một trong những thách thức khi thực hiện linh vật của năm nay là hình ảnh con rắn ngoài đời thực khá đáng sợ. Vì vậy, đội ngũ quyết định cách điệu hình ảnh loài vật này trở nên dễ thương, gần gũi sao cho đến trẻ em cũng yêu thích và thoải mái chụp hình check-in.

"Vẻ đáng yêu của linh vật thể hiện qua đôi mắt to tròn, hàng mi cong hay những chiếc mũ, áo dễ thương của linh vật, nhất là ở cụm rắn gia đình", anh Vinh chia sẻ.

Là người chịu trách nhiệm nhóm thiết kế linh vật 5 năm nay, từ khi thành phố bắt đầu thực hiện và trưng bày linh vật, anh Vinh cho biết đội ngũ đối diện nhiều áp lực để tạo ra những linh vật ấn tượng, đẹp mắt.

"Chúng tôi phải thiết kế linh vật sao cho đẹp, hợp thị hiếu của nhiều lứa tuổi người dân, vừa phải thể hiện được những ý nghĩa, nét đặc sắc riêng trong văn hóa địa phương, đó là bài toán không dễ. May mắn là năm nay, bộ linh vật rắn vừa trình làng đã nhận được nhiều sự yêu mến của người dân, khiến chúng tôi rất vui", anh Vinh bày tỏ.

Sách chữa lành tại Việt Nam

Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.

Linh vật 'rắn hạnh phúc' nặng 7 tấn, cao hơn 5 m ở Bắc Giang

"Nàng rắn 20 tuổi" của anh Bùi Văn Quân thu hút nhiều lời khen ngợi trên mạng xã hội nhờ tạo hình dễ thương, sinh động.

Mai An

Ảnh: NVCC

Bạn có thể quan tâm