Sau phẫu thuật, bệnh nhân dần hồi phục và đang được chờ ghép nối ngói tay. Ảnh: BVCC. |
Thời gian gần đây, khoa Chấn thương Chi trên và vi phẫu thuật, Viện Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), tiếp nhận nhiều ca tai nạn nghiêm trọng do sử dụng pháo nổ tự chế hoặc học chế pháo theo hướng dẫn trên mạng.
Mới đây, đơn vị này cấp cứu cho nam sinh 12 tuổi (ngụ Quảng Ninh) nhập trong tình trạng dập nát bàn tay do nổ pháo tự chế.
Theo thông tin từ người nhà, khoảng 21 giờ ngày 31/12/2023, bệnh nhi gặp tai nạn do pháo nổ trong lúc đang tự chế pháo.
Em được băng cầm máu ở bệnh viện tuyến dưới rồi chuyển lên Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tại đây, bé trai được phẫu thuật xử trí vết thương kỳ đầu theo nguyên tắc xử trí vết thương hỏa khí.
Nhận xét về tình trạng của ca bệnh, TS.BS Nguyễn Viết Ngọc, khoa Chấn thương Chi trên và Vi phẫu thuật, cho biết bàn tay phải bệnh nhân dập nát. Ngón cái đứt rời và dập nát toàn bộ ô mô cái, ngón 3 đứt rời đốt 2-3, các ngón 2,4,5 dập nát phần mềm và xương gãy phức tạp nhiều vị trí.
Bàn tay bệnh nhi tổn thương do chơi pháo. Ảnh: BVCC. |
Trong quá trình phẫu thuật, ê-kíp đã xử trí cắt lọc tổn thương, găm đinh cố định các ngón và để ngỏ tổn thương.
Bệnh nhân được điều trị kháng sinh, thay băng chăm sóc vết thương và khâu vết thương, ghép da làm liền vết thương. Khi vết thương liền da ổn định, em sẽ được khám lại để thực hiện tiếp phẫu thuật chuyển ngón chân cái, phục hồi ngón tay cái.
Từ trường hợp này, TS Ngọc khuyến cáo tổn thương do pháo nổ thường phức tạp. Nhiều trường hợp tổn thương ở đa vị trí như bàn tay, mặt, thân người…khiến việc điều trị khó khăn, tốn nhiều thời gian và thường để lại di chứng nặng nề, thậm chí mất chức năng vĩnh viễn.
Vào dịp cận và trong Tết Nguyên đán hàng năm, khoa tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị thương bàn tay do pháo nổ, đa số bệnh nhân trong độ tuổi 10-16 tuổi tự chế pháo để chơi Tết.
"Mỗi gia đình cần nâng cao cảnh giác, tuyên truyền, vận động người thân, con em chấp hành nghiêm các quy định về quản lý pháo, không tự ý chế tạo, sử dụng pháo nổ (thuốc pháo) để ngăn chặn nguy cơ, hậu quả đáng tiếc xảy ra từ pháo nổ", bác sĩ Ngọc khuyến cáo thêm.
Màu xanh trong suốt là tác phẩm đầu tay của Ryu Murakami, đoạt giải Akutagawa danh giá năm 1976, đưa tên tuổi tác giả lên hàng nổi bật của văn học đương đại Nhật Bản. Cuốn sách cuồng loạn này kể về nhân vật Ryu cùng nhóm bạn của mình, những người mà tác giả mô tả là gần như không có một mục đích sống. Cuốn tiểu thuyết gần như không có cốt truyện, mà chỉ như một lát cắt, một trường đoạn, một montage về tuổi trẻ lạc lối, điên cuồng và gần như man dã. Qua hoạt cảnh u tối và bạo liệt ấy, Ryu Murakami khắc họa nỗi lòng của một lớp thanh niên Nhật Bản một thời: vô định và dễ sa ngã.