Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé trai 21 tháng tuổi nhập viện với bàn tay đứt lìa bọc trong thùng đá

Gia đình cho biết bệnh nhi vô tình cho tay vào máy dập nắp cốc nhựa. Trẻ bị đứt rời bàn tay phải, mỏm cụt cẳng tay phun máu thành tia.

Tai nan dut ban tay anh 1

Tại trạm y tế, bệnh nhi được băng ép cầm máu mỏm cụt, kiểm tra lại cách bảo quản bàn tay đứt rời và chuyển lên tuyến trên. Ảnh minh họa: Papa-loin.

Ngày 24/4, TS.BS Phạm Việt Dung, Trưởng đơn vị Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết bệnh nhi V.Đ.T. (21 tháng tuổi) được chuyển đến từ cơ sở y tế tuyến dưới trong tình trạng bàn tay phải bị đứt rời.

Khi bé T. được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, đơn vị này đã khởi động quy trình báo động đỏ, huy động y bác sĩ nhiều khoa tham gia.

Phụ huynh cho biết gia đình kinh doanh nước mía đá. Buổi tối, bệnh nhi vô tình cho tay vào máy dập nắp cốc nhựa. Sau tai nạn, mẹ bé rút điện máy, nhìn thấy con bị đứt rời bàn tay phải, mỏm cụt cẳng tay phải đang phun máu thành tia.

Mẹ bé nhanh chóng nắm chặt vào cẳng tay để cầm máu cho con, gọi người đến trợ giúp. Chị của bé T. cũng được mẹ hướng dẫn cầm bàn tay bị đứt lìa của em trai (lúc này vẫn còn đang nằm trong máy dập cốc) cho vào túi nylon trắng, để vào thùng nước đá và nhanh chóng đến sơ cứu tại trạm y tế xã.

Tại đây, bệnh nhi được băng ép cầm máu mỏm cụt, kiểm tra lại cách bảo quản bàn tay đứt rời và chuyển lên tuyến trên.

Khi đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu nhanh chóng thực hiện các bước sơ cứu và hoàn thiện xét nghiệm cơ bản nhanh nhất. Trong khi đó, ê-kíp khoa Gây mê hồi sức, phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, phẫu thuật tạo hình vi phẫu chuẩn bị các điều kiện cần thiết và sẵn sàng vào thực hiện ca mổ cấp cứu cho bệnh nhi.

Hơn 3 tiếng sau khi tai nạn xảy ra, bệnh nhi 21 tháng tuổi được lên bàn mổ, ca phẫu thuật kéo dài suốt 7 giờ.

Sau mổ, bé được điều trị tích cực kết hợp phục hồi chức năng và thay băng chăm sóc vết thương. Hậu phẫu diễn biến thuận lợi, bàn tay được nuôi dưỡng tốt, đã có thể cử động nhẹ nhàng các ngón tay và cần tiếp tục theo dõi và phục hồi chức năng.

Theo các bác sĩ, đây là ca mổ tổn thương phức tạp. Bệnh nhi nhỏ tuổi nên các cấu trúc giải phẫu đều rất nhỏ, tổn thương đứt rời bàn tay tại vị trí khớp cổ tay là nơi có giải phẫu phức tạp. Ngoài tổn thương chi thể, trẻ còn có tổn thương bỏng nhiệt ở mặt mu tay.

"Điều may mắn là phần chi thể đứt rời của bệnh nhi được bảo quản đúng cách (cho vào túi nylon, đặt trong thùng đá lạnh) và thời gian từ khi tai nạn đến khi được can thiệp tương đối sớm (3,5 giờ)", bác sĩ Dung cho hay.

Muốn ăn uống lành mạnh nhưng hay stress công việc? Muốn tập thể dục đều đặn nhưng hay làm việc trễ? Mục Sức khỏe của Zing giới thiệu một số sách để đồng hành cùng bạn từ phòng gym đến đường chạy, từ văn phòng đến bếp ăn. Tuyển tập này sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn, và bớt đi một số nỗi lo trên hành trình cân bằng cuộc sống hiện đại.

Cao thêm 8 cm sau khi phẫu thuật

Trước đó, người phụ nữ bị đau thắt lưng nhiều năm, tê bì 2 chân và chỉ đi được 5-10 m phải nghỉ ngơi.

Tia cực tím ở TP.HCM chạm mức nguy hiểm

Theo các trang dự báo thời tiết, hôm nay, lượng tia cực tím tại TP.HCM đạt ngưỡng 12-13. Đây là mức nguy hại, có thể gây bỏng rát, ung thư da.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm