Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bé trai 3 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn rách mắt

Đang chơi ở nhà hàng xóm, bệnh nhi bất ngờ bị chó nuôi của gia đình này tấn công. Trẻ nhập viện trong tình trạng hoảng loạn, rách mắt và trán.

Những vết thương trên mặt bé trai bị chó tấn công. Ảnh: BVCC.

ThS.BS Lương Thị Hoài Khanh, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, cho biết khoa vừa tiếp nhận và điều trị cho một bé trai 38 tháng tuổi, ngụ Hà Tĩnh, bị chó cắn gây ra những vết thương nghiêm trọng ở vùng trán và mắt.

Theo thông tin từ gia đình, sự việc xảy ra khi bé đang chơi tại nhà hàng xóm và bất ngờ bị chó nuôi của gia đình tấn công. Ngay lập tức, bé được sơ cứu tại bệnh viện huyện trước khi chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.

Thời điểm nhập viện, bé trai trong tình trạng hoảng loạn và đau đớn. Qua thăm khám, các bác sĩ ghi nhận nhiều tổn thương nghiêm trọng gồm một vết rách phức tạp dài khoảng 2 cm ở mi trên mắt phải, vết rách vuông góc bờ mi, đứt sụn mi trên, bờ vết thương nham nhở và vẫn còn rỉ máu. Bên cạnh đó, vùng trán của bé cũng có một vết cắn phức tạp dài 4 cm, đã được sơ cứu cầm máu ban đầu.

Nhận thấy mức độ nghiêm trọng của vết thương, các bác sĩ khoa Cấp cứu và khoa Mắt đã nhanh chóng phối hợp để sơ bộ đánh giá tình hình, sau đó chuyển bé lên khoa Gây mê Hồi sức để tiến hành phẫu thuật khẩn cấp.

tre em bi cho can anh 1

Hình ảnh vết thương của bé trai trước và sau khi được phẫu thuật. Ảnh: BVCC.

Ca phẫu thuật kéo dài hơn 2 giờ, đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng và tỉ mỉ của ê-kíp Gây mê Hồi sức và khoa Mắt. Các bác sĩ đã tập trung xử lý các vết thương một cách cẩn trọng, đảm bảo tối đa tính giải phẫu và thẩm mỹ cho khuôn mặt còn non nớt của bé.

"Tin vui là sau ca phẫu thuật, tình trạng của bệnh nhi đã ổn định và được xuất viện", bác sĩ Khanh nói.

Đáng chú ý, bác sĩ Khanh cho hay trong thời gian gần đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ em bị chó nuôi tấn công, thậm chí đã có trường hợp tử vong do gia đình chủ quan, không tiêm phòng dại kịp thời.

Trước thực trạng này, bác sĩ Khanh khuyến cáo gia đình có trẻ nhỏ, tốt nhất không nên nuôi chó. Trường hợp bắt buộc phải nuôi, cần tuyệt đối cách ly chó và trẻ nhỏ, hạn chế việc để chó tiếp xúc gần với trẻ.

Bác sĩ Khanh nhấn mạnh thêm về các biện pháp xử lý kịp thời khi trẻ bị chó cắn, gia đình cần nhanh chóng sơ cứu bằng cách rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy. Sau đó đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí chuyên môn, bao gồm cầm máu, khâu vết thương và đặc biệt là tiêm phòng vaccine dại.

Việc chủ quan cho rằng chó nhà khỏe mạnh nên không cần tiêm vaccine là điều sai lầm. Nguyên nhân là bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc bệnh dại khi tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, không chỉ qua vết cắn mà còn qua vết liếm hoặc cào vào da trầy xước hoặc niêm mạc.

Lưu ý rằng bệnh dại rất nguy hiểm, 100% người bệnh sẽ không qua khỏi sau khi phát bệnh.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Ung thư ở Việt Nam ngày càng tăng, chuyên gia chỉ ra lý do

Tỷ lệ mắc ung thư tại Việt Nam gia tăng báo động. Trong đó, thừa cân, béo phì đang trở thành "thủ phạm" âm thầm nhưng đáng lo ngại.

Một số loại rau cần chần qua nước sôi

Nhiều loại rau khi chần qua nước sôi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn làm tăng thêm hương vị cho món ăn.

Chưa ghi nhận ca viêm não mô cầu thứ phát ở Thái Bình

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết đến nay ổ dịch cơ bản được kiểm soát, chưa ghi nhận ca dương tính thứ phát.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm