Một bé trai 11 tuổi vừa không qua khỏi sau khi bị mèo cào dẫn đến nhiễm virus gây bệnh dại. Ban đầu, vết cào tưởng chừng không nghiêm trọng. Nhưng chỉ vài tuần sau, bé bắt đầu sốt, sợ nước, co giật.
Khi được đưa đến Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Lào Cai, bé đã không thể qua khỏi sau hơn một giờ cấp cứu.
Virus dại không chỉ từ chó
Đây là lời cảnh báo nghiêm túc cho mọi gia đình nuôi chó mèo. Virus dại không chỉ xuất hiện ở chó - quan niệm sai lầm phổ biến là dại chỉ lây qua chó cắn - mà mèo cũng có thể mang virus dại, lây sang người qua vết cào hoặc liếm vết thương hở. Bệnh dại gần như luôn dẫn đến không qua khỏi nếu không được tiêm phòng kịp thời sau phơi nhiễm.
![]() |
Mèo cũng có thể mang virus dại, lây sang người qua vết cào hoặc liếm vết thương hở. |
Gia đình nuôi chó, mèo cần lưu ý
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh dại là một bệnh do virus gây ra, hầu như luôn dẫn đến không qua khỏi sau khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Khoảng 99% trường hợp dại là do chó, mèo nhà lây truyền bệnh sang người.
Hiện tại không có cách điều trị hiệu quả cho bệnh dại sau khi các dấu hiệu lâm sàng xuất hiện. Tuy nhiên, bệnh có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm phòng dại trước hoặc ngay sau khi bị phơi nhiễm.
Bệnh dại lây từ nước bọt của động vật bị dại thông qua vết cắn, liếm. Vì vậy, không chỉ cắn mà mèo cào, chó có virus dại liếm cũng có thể bị lây truyền bệnh dại. Ổ chứa virus dại trong thiên nhiên thông thường là động vật có máu nóng, đặc biệt là chó. Ngoài ra, virus dại cũng được phát hiện ở mèo, chồn, dơi và các động vật có vú khác.
Ngay khi vào cơ thể, virus dại xâm nhập vào các dây thần kinh ngoại biên, chạy dọc theo các dây thần kinh đến tủy sống và não bộ. Ngay khi virus đến não bộ, người bệnh mới thật sự có những dấu hiệu lâm sàng rõ ràng.
Thời gian ủ bệnh dại có thể dưới một tuần hoặc trên một năm, phụ thuộc vào số lượng virus xâm nhập vào cơ thể, sự nặng nhẹ của vết thương, khoảng cách từ vết thương đến hệ thần kinh trung ương… Vết thương càng ở gần hệ thần kinh trung ương như mặt, cổ, đầu, ngón tay, cơ quan sinh dục ngoài…, thời gian ủ bệnh càng ngắn.
![]() |
Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng phòng bệnh. |
Trong điều kiện môi trường thuận lợi, virus gây bệnh dại có thể "ngủ đông" từ 3 đến 4 năm. Do đó, chúng ta cần phải chủ động ngăn ngừa với những việc làm như sau:
Tiêm phòng dại đầy đủ cho chó, mèo theo đúng lịch của bác sĩ thú y. Không để trẻ em chơi đùa quá gần, trêu chọc chó mèo, nhất là khi chúng đang ăn, ngủ, hoặc nuôi con. Nếu bị chó mèo cắn hoặc cào, phải rửa kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước chảy ít nhất 15 phút, sát trùng và đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn tiêm phòng. Tuyệt đối không chủ quan dù vết thương nhỏ hay không chảy máu, vì virus dại vẫn có thể xâm nhập qua da trầy xước.
Những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như nhân viên thú y, kiểm lâm, làm việc trong phòng thí nghiệm có virus dại… cần được gây miễn dịch bằng vaccine dại tế bào có hiệu lực bảo vệ cao và tiêm nhắc lại theo chỉ định của y tế.
Tránh cho trẻ nhỏ chơi với động vật, nhất là chó, mèo đi lạc. Dạy trẻ tránh xa các động vật hoang dã như mèo, dơi, gấu trúc, chồn hôi, khỉ, cáo… Nhà có vật nuôi như chó, mèo cần chủ động tiêm chủng cho chúng, không cho chúng chạy rong bên ngoài vì rất dễ lây lan mầm bệnh.
'Vệ sĩ' vô hình của con người
Nếu có hệ miễn dịch ổn định, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể chống lại các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus gây nên. Bạn sẽ khỏe mạnh mà không cần tới thuốc men.
Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.