Sau 17 năm xây dựng, hầm đường sắt xuyên dãy Alps lập kỷ lục về độ dài và độ sâu, đã hoàn thiện và chính thức sử dụng từ ngày 1/6, đi từ miền bắc xuống miền nam châu Âu.
|
Đường hầm Cơ sở Gotthard (GBT) xuyên dãy Alps khánh thành ngày 1/6, sau 17 năm thi công xây dựng. Trước đó, các thiết kế sơ bộ về hầm đường sắt lần đầu tiên được kỹ sư người Thụy Sĩ Carl Eduard Gruner phác thảo vào năm 1947. Ảnh: AP
|
|
Hầm đường sắt GBT sẽ là huyết mạch giao thông, vận tải từ phía bắc xuống phía nam châu Âu với tổng chiều dài 57 km, vượt qua chiều dài 53,9 km của hầm Seikan tại Nhật Bản. GBT trở thành tuyến hầm đường sắt dài nhất thế giới. Ảnh: Dailymail
|
|
Hình ảnh trong đoạn video cho thấy con tàu đang tiến vào khu vực đường hầm ở hai thị trấn phía bắc và phía nam của Thuỵ Sĩ. GBT là một phần trong dự án cơ sở hạ tầng trị giá 23 tỷ USD, nhằm thúc đẩy hoạt động vận tải hàng hoá và chở khách bằng đường hầm dưới dãy Alps. Ảnh: AFP/Getty
|
|
Sau khi hoàn thiện, hành trình từ Zurich đến Lugano của Thụy Sĩ chỉ mất 45 phút. Các con tàu có thể di chuyển giữa thị trấn ở Erstfeld ở phía bắc đến thị trấn Bodio ở phía nam với tốc độ tối đa 250 km/h, chỉ trong 20 phút. Thời gian di chuyển giữa Zurich, Thuỵ Sĩ đến Milan, Italy được rút ngắn chỉ khoảng một giờ. Ảnh: Getty
|
|
Tổng vốn đầu tư cho dự án xây dựng GBT lên tới hơn 12 tỷ USD, trở thành dự án đường hầm đắt nhất thế giới. GBT được đưa vào sử dụng để vận chuyển hàng hoá và thử nghiệm từ ngày 1/6/2016, các hoạt động thương mại khác qua GBT sẽ được triển khai từ tháng 12 năm nay. Ảnh: imgur.com
|
|
Thủ tướng Italy Matteo Renzi, Tổng thống Thụy Sĩ Johann Schneider-Ammann, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande trò chuyện trên tàu qua đường hầm Gotthard ngày 1/6. Ảnh: Getty
|
|
Các công nhân đã sử dụng máy khoan khổng lồ và đào hơn 28 triệu tấn đất đá ở dưới chân núi Alps để thông tuyến hầm đường sắt. Khi đi vào hoạt động, con tàu sẽ trườn qua dãy núi ở độ sâu kỷ lục, khoảng 2,3 km. Ảnh: Reuters
|
|
Các công nhân ăn mừng khi khoan xong đoạn hầm cuối cùng hồi tháng 10/2015. Ảnh: Getty
|
|
Các chuyên gia mô tả việc hoàn thành dự án xây dựng trong 17 năm này là "kiệt tác về thời gian, chi phí và chính sách". Ảnh: AlpTransit Gotthard LTd |
|
Khoảng 2.600 công nhân đã tham gia xây dựng đường hầm và 9 người đã thiệt mạng. Khoảng 3.200 km cáp đồng đã được sử dụng trong quá trình thi công, đủ dài để kéo căng từ Madrid, Tây Ban Nha đến Moscow, Nga. Ảnh: Reuters
|
|
Ngoài phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và du lịch, dự án này còn giúp ích cho các hoạt động vận tải hàng hoá. Dự kiến mỗi ngày sẽ có 65 chuyến tàu chở khách và 260 chuyến tàu chở hàng chạy qua GBT. Trong ảnh, những đứa trẻ háo hức dùng điện thoại ghi lại khoảnh khắc đi trên chuyến tàu đầu tiên ở hầm đường sắt dài nhất thế giới. Ảnh: EPA
|
hầm đường sắt dài nhất thế giới
Pháp
Đức
hầm đường sắt dưới dãy Alps
hầm đường sắt sâu nhất thế giới
Đường hầm Cơ sở Gotthard