Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong nghĩa trang VIP ở Hà Nội sắp phải đóng cửa

Nơi an nghỉ cuối cùng của những nhân vật đặc biệt từ Tổng bí thư, Chủ tịch nước đến các anh hùng liệt sĩ, nhà văn hóa hay nhiều tầng lớp trí thức đặc biệt khác tại thủ đô đã chật chỗ và sẽ phải đóng cửa trong thời gian ngắn tới đây.

Nghĩa trang Mai Dịch nằm trên tuyến đường Hồ Tùng Mậu nối quốc lộ 32 đi thị xã Sơn Tây là nơi an nghỉ của những người có đóng góp lớn cho đất nước trong thời kỳ sau cách mạng tháng 8. 
Nghĩa trang tập trung các nhân vật từng là ủy viên trung ương Đảng trở lên, các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, nhà thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh, các tướng lĩnh xuất sắc, anh hùng lực lượng vũ trang v.v... Những năm qua, các cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước sau khi từ trần phần lớn đều được an táng tại đây. 
Bên trong, các dãy mộ được xây thẳng hàng, lát đá sạch đẹp, có người quét dọn trông nom hàng ngày.
Nằm ở chính giữa trung tâm của nghĩa trang là hai hàng mộ dành cho các lãnh đạo Đảng và nhà nước các đời như Tổng bí thư Lê Duẩn, Tổng bí thư Trường Chinh...
...chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... và nhiều lãnh đạo cấp cao khác.
Trên mỗi lư hương của các nhà cách mạng đều được gắn ngôi sao vàng quyết thắng.
Cách đó chỉ vài chục mét là hàng mộ của các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn, thơ được giải thưởng Hồ Chí Minh.
Vào thăm nghĩa trang, người dân sẽ có cảm giác như một công viên nhiều cây cỏ và hoa, mát mẻ, thanh bình.
Mộ của nhà thơ Huy Cận nằm ngay gần lối đi tại hướng Đông Bắc của nghĩa trang.
Nhiều ngôi mộ được trang trí cầu kỳ.
Bia mộ thậm chí được khắc ảnh nổi.
Mộ thường rộng hơn 2 mét, dài gần 3 mét, có thảm cỏ xanh đặt chính giữa.
Ngoài ra, nghĩa trang còn có những khu riêng biệt dành cho các liệt sĩ vô danh an nghỉ.

 Tượng đài liệt sĩ tại trung tâm nghĩa trang.

Theo Quy hoạch nghĩa trang Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, trước 2015 Hà Nội sẽ từng bước đóng cửa 6 nghĩa trang Yên Kỳ 1, Sài Đồng, Mai Dịch 1, Hà Đông, Xuân Đỉnh, riêng Văn Điển đã đóng cửa hung táng từ tháng 7/2010.  

Để thay thế cho nghĩa trang Mai Dịch đã chật hẹp, mới đây Bộ Xây dựng đã đề xuất một số vị trí để Chính phủ xem xét xây dựng nhà tang lễ quốc gia mới, như địa điểm thuộc xã Tây Mỗ (Từ Liêm) và xã Song Phương (Hoài Đức), rộng khoảng 5,5 hecta ở phía bắc đại lộ Thăng Long, theo tuyến kết nối nghĩa trang tại xã Yên Trung. Theo quy hoạch chung xây dựng thủ đô, địa điểm ở xã Song Phương nằm trong khu vực đất cây xanh. Đây cũng là nơi mà Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng phù hợp nhất để xây dựng Nhà tang lễ quốc gia.

Theo giai đoạn quy hoạch dự báo nhu cầu phát triển nhà tang lễ xây mới đến năm 2020 là 32 nhà tang lễ, năm 2030 là 38 nhà tang lễ và đến năm 2050 là 44 nhà tang lễ.Dự toán  kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống nghĩa trang, nhà tang lễ các giai đoạn là hơn hơn 29.715 tỷ đồng.


Hoàng Hà

Bạn có thể quan tâm