Thế giới
Ảnh & Video
Bên trong nhà máy sản xuất túi ngực silicon
- Thứ tư, 23/10/2013 09:30 (GMT+7)
- 09:30 23/10/2013
Tân Hoa Xã ghi lại hình ảnh một nhà máy Pháp sản xuất túi ngực silicon, vật dụng dùng để chèn vào bên trong ngực giúp chị em đẹp hơn nhưng cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa.
|
Một công nhân trong nhà máy sản xuất túi silicon của Pháp đang xem xét kỹ những thông số của một sản phẩm. Nâng ngực bằng túi độn silicon là biện pháp thông dụng và phổ biến nhất hiện nay bên cạnh phương pháp sử dụng mô cấy ngực và cấy các túi đệm chứa nước muối vô trùng. Ảnh: Xinhua.
|
|
Nhà máy tại Pháp sản xuất đủ các hình dáng, kích cỡ để phù hợp với chị em. Tính cho tới thời điểm hiện tại, các túi nâng ngực silicon đã trải qua 5 thế hệ. Thế hệ đầu tiên ra đời vào năm 1963. Đó là túi silicon bằng cao su và người ta để gel silicon bên trong. Trải qua quá trình “tiến hóa”, túi silicon mới nhất ra đời những năm 1990. Loại này có gel silicon gần như ở thể rắn, giúp loại bỏ nguy cơ rò rỉ. Ảnh: Xinhua. |
|
Các công nhân nhà máy tại Pháp đang "nhào nặn" các túi đệm ngực. Đông đảo chị em trên thế giới tìm đến các thẩm mỹ viện để nâng ngực với hy vọng có được núi đôi căng tròn như ý. Tuy nhiên, nâng ngực cũng có thể khiến chị em đứng trước những nguy hại về sức khỏe. Ảnh: Xinhua.
|
|
Cận cảnh một túi silicon do một công ty của Pháp sản xuất. Hồi cuối năm 2012, nỗi lo về tính an toàn của các túi silicon nâng ngực do công ty PIP đã bị khai tử của Pháp lan rộng khắp thế giới, từ Australia, Nam Mỹ, tới châu Âu khi giới chức Pháp khuyên cáo hàng chục ngàn phụ nữ nên phẫu thuật dỡ bỏ chúng vì các túi silicon có nguy cơ thủng rách cao. Ảnh: Xinhua.
|
|
Một khâu trong quá trình sản xuất. Ảnh: Xinhua.
|
|
Năm 2010, công ty PIP của Pháp bị đình chỉ và sản phẩm của nó đã bị cấm sau khi công ty bị phát hiện dùng gel silicon không được phép, có thể gây ra tỷ lệ thủng, rách cao bất thường. Hàng chục ngàn phụ nữ ở hơn 65 quốc gia, chủ yếu là ở Nam Mỹ và Tây Âu đã phẫu thuật cấy ngực bằng sản phẩm của PIP. Ảnh: Xinhua.
|
Pháp
thẩm mỹ viện
nâng ngực
túi silicon
pháp
hiểm họa
sức khỏe