Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong phòng thí nghiệm thay đổi thế giới của ĐH Stanford

Là một trong những trung tâm nghiên cứu hiện đại nhất, phòng thí nghiệm tại ĐH Stanford, Mỹ, được coi là nơi khám phá vũ trụ, thay đổi thế giới.

Nơi các nhà khoa học khám phá vũ trụ, thay đổi thế giới Trong hơn 50 năm hoạt động, SLAC là nơi các nhà khoa học tìm hiểu bí ẩn của thế giới, vũ trụ, đưa ra nghiên cứu thay đổi cuộc sống loài người.

phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 1
Năm 1962, Trung tâm Gia tốc Tuyến tính Stanford (SLAC) được khởi công xây dựng trên ngọn đồi nằm phía Tây ĐH Stanford - ngôi trường danh tiếng hàng đầu của Mỹ, cũng như thế giới.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 2
Trải qua thời gian chú trọng đầu tư và phát triển, SLAC trở thành Phòng Thí nghiệm Gia tốc Quốc gia SLAC và là một trong những phòng thí nghiệm khoa học hiện đại nhất thế giới do trang công nghệ Gizmodo bình chọn.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 3
Năm 1990, hai nhà khoa học của SLAC là Richard Taylor và Jerome I. Friedman cùng cộng sự đến từ Viện Khoa học Công nghệ Massachusetts - Henry Kendall - giành Nobel Vật lý nhờ phát hiện hạt quark.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 4
Năm 1976 và 1995, các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm hàng đầu thế giới tiếp tục nhận giải thưởng cao quý này nhờ các nghiên cứu ứng dụng máy gia tốc hạt.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 5
Qua gần 60 năm hoạt động, SLAC tập trung nghiên cứu về vật lý nguyên tử dạng rắn, hóa học, sinh học, ứng dụng tia X từ bức xạ synchrotron và laser trong y học cùng vật lý lý thuyết, các hạt cơ bản, vật lý hạt nhân, vũ trụ học.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 6
SLAC được đầu tư hàng nghìn tỷ USD để xây dựng cơ sở vật chất, thu hút nhân tài. Hiện tại, phòng thí nghiệm này do ĐH Stanford điều hành dưới sự chỉ đạo của Bộ Năng lượng Mỹ. Hàng năm, các nhà khoa học tại đây công bố khoảng 850 nghiên cứu
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 7
Máy gia tốc hạt dài 3,2 km được xem là xương sống của SLAC. Nó góp phần mang về 3 giải Nobel Vật lý. Ngày nay, nó tạo ra tia X sáng nhất thế giới cho thiết bị Linac Coherent Light Source (LCLS). Mỗi năm, hơn 2.000 nhà khoa học đến SLAC để sử dụng LCLS cho các nghiên cứu về nguyên tử.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 8
Nhờ các thiết bị hiện đại, nghiên cứu của các nhà khoa học tại đây được ứng dụng để phát triển các loại thuốc điều trị u, u ác tính, HIV, virus Ebola, huyết áp cao... Chùm tia X của SLAC cũng được sử dụng để cải thiện vật liệu cho chip máy tính, máy bay phản lực, máy lọc dầu, cửa sổ thông minh tự điều chỉnh sáng.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 9
Nhiều nghiên cứu của SLAC hướng tới tìm kiếm nguồn năng lượng sạch, bền vững. Họ tìm hiểu cách thực vật sử dụng ánh sáng Mặt trời để tạo ra năng lượng và mô phỏng quá trình đó, tùy chỉnh các phản ứng hóa học để tạo ra nhiên liệu sạch. Ngoài ra, các nhà khoa học sử dụng tia X để tìm hiểu hoạt động của pin, pin Mặt trời, pin nhiên liệu để nâng cao hiệu suất của chúng.
phong thi nghiem hien dai nhat the gioi anh 10
Nhờ các thiết bị hiện đại, SLAC tái tạo một số sự kiện quan trọng của vũ trụ, giúp chứng minh hoặc bác bỏ nhiều lý thuyết và dự đoán về vũ trụ. Phòng thí nghiệm nghiên cứu vũ trụ ở cấp độ vĩ mô và vi mô. Ở vi mô, họ tìm kiếm các hạt và lực mới. Ở vĩ mô, họ chế tạo máy ảnh kỹ thuật số lớn nhất thế giới để tiến hành những cuộc khảo sát sâu nhất, rộng nhất về không gian.
'3 điều dối trá' và thư viện ở lòng đất của đại học hàng đầu thế giới ĐH Harvard, Mỹ, không chỉ có Bill Gates, Mark Zuckerberg, mà còn sở hữu những điều ít người biết như bức tượng "3 điều dối trá", thư viện dưới lòng đất hay số 8 thần thánh.

10 trường đại học đẹp nhất thế giới

Nhiều đại học không chỉ cung cấp cho sinh viên kiến thức phong phú, mà còn cho họ không gian học tập, sinh hoạt lý tưởng với kiến trúc, phong cảnh đẹp bậc nhất thế giới.

Nguyễn Sương

Ảnh & video: SLAC

Bạn có thể quan tâm