Thư viện Quốc hội Mỹ (Library of Congress-LC) gồm 3 tòa nhà có mặt sàn sử dụng rộng tới 29 ha, tọa lạc trên đồi Capitol ở Washington, D.C. (Thủ đô nước Mỹ). Thư viện Quốc hội Mỹ đơn giản là cơ quan văn hóa liên bang lâu đời được xây dựng với mục đích ban đầu là phục vụ nhu cầu nghiên cứu của nghị sĩ Quốc hội. Ảnh: Pixapay. |
Thư viện được thành lập ngày 24/4/1800 khi Tổng thống John Adams đã thông qua một đạo luật để dành riêng 5.000 USD cho việc mua “những cuốn sách có thể cần thiết cho việc sử dụng của Quốc hội,” qua đó thành lập nên Thư viện Quốc hội. Ảnh: Shutterstock. |
Thư viện Quốc hội ngày nay có 21 phòng đọc, bao gồm cả phòng đọc chính nằm trong tòa nhà Jefferson. Nếu xếp thẳng hàng tất cả các giá kệ lưu trữ có trong thư viện thì có chiều dài khoảng 500 km. Số tài liệu sử dụng tiếng Anh trong 130 triệu đơn vị bảo quản chỉ chiếm một nửa, phần còn lại thuộc về 470 ngôn ngữ khác mà một số trong đó ngày nay được coi là “tử ngữ” hoặc chỉ tồn tại ở những vùng xa xôi hẻo lánh của thế giới. Ảnh: Pixapay. |
Thư viện Quốc hội Mỹ là một công trình kiến trúc cao 5 tầng, ở trên là một hình vuông diện tích tới 30.000 m2. Trung tâm của hình vuông là một phòng đọc to hình bát giác đủ chỗ cho 250 người đọc, xung quanh chia làm phòng đọc cho nghị viện, phòng đọc báo, phòng hội họa và phòng đọc cho người mù. Tổng số chỗ ngồi là 1.500 chỗ. Ảnh: Shutterstock. |
Trung bình một ngày, thư viện tiếp nhận khoảng 22.000 tài liệu trong nước và quốc tế, khoảng 7.000 đơn vị trong số đó được đưa vào kho lưu trữ, với bản quyền đã được xác định rõ ràng. Các nhà khoa học nổi tiếng trên thế giới thường đến đây tìm tài liệu nếu không thể tìm thấy tài liệu ở bất kỳ nơi nào. Ảnh: LC. |
Trong 130 triệu tài liệu bảo quản ở thư viện Quốc hội Mỹ, có khoảng 29 triệu cuốn sách và các ấn phẩm đủ loại khác, 13 triệu tấm ảnh, 4,8 triệu bản đồ, 2,7 triệu băng cassette, băng video, microfilm. DVD các loại, 5 triệu vật phẩm âm nhạc và đặc biệt nhất là 58 triệu bản thảo chép tay mà rất nhiều trong số đó là độc nhất vô nhị. Ảnh: Carol M. Highsmith. |
Mặt tiền của thư viện Quốc hội, Tòa nhà Jefferson được mở cửa vào năm 1897 và cũng là tòa chính của thư viện và lâu đời nhất trong 3 tòa nhà. Tòa nhà mở cửa từ thứ hai đến thứ bảy (8h30-17h), đóng cửa vào chủ nhật hàng tuần, Ngày Lễ Tạ ơn, Giáng sinh và năm mới. Ảnh: Shutterstock. |
Năm 1981, tòa nhà tưởng niệm James Madison - lớn nhất, hiện đại nhất - được đưa vào sử dụng và được lấy làm trụ sở mới của thư viện. Đồng thời đây cũng là nơi tưởng niệm chính thức James Madison. Trong thành phần của tòa nhà cũng bao gồm thư viện Quốc hội về luật. Ảnh: LC. |
|
Chỉ cần qua tuổi 18, không cần lệ phí và bất kỳ một loại giấy phép đặc biệt nào, mọi người đã có thể làm thủ tục nhận thẻ đọc tại thư viện. Bên cạnh đó, gần 20 năm qua, thư viện còn mở rộng hoạt động, lập ra những ban riêng phục vụ người tàn tật, người mù và cả các tù nhân trong trại giam. Ảnh: LC. |
Sách về nghề giáo
Nếu độc giả có hứng thú với nghề giáo - một nghề nghiệp đặc biệt và đang trải qua những biến động lớn, mục Giáo dục giới thiệu một số lựa chọn:
Xin được nói thẳng (GS Hoàng Tụy) và Ước vọng cho học đường (GS Huỳnh Như Phương): Cuốn sách của hai nhà giáo tiên phong tại Việt Nam với nhiều suy nghĩ và những trăn trở của hai ông về tương lai nền giáo dục nước nhà.