Xã hội
Ảnh & Video
Bên trong tòa Bưu điện vắt qua 3 thế kỷ ở Sài Gòn
- Chủ nhật, 21/9/2014 06:06 (GMT+7)
- 06:06 21/9/2014
Bưu điện trung tâm là một trong những công trình biểu tượng về kiến trúc của thành phố Hồ Chí Minh, nơi đón đông đảo người dân, du khách làm dịch vụ thư tín và tham quan hàng ngày.
|
Bưu điện trung tâm Sài Gòn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu của thành phố Hồ Chí Minh, nằm ở số 2 đường Quảng trường Công xã Paris (phường Bến Nghé, quận 1). |
|
Đây là tòa nhà được người Pháp xây dựng từ những năm 1886–1891 theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Villedieu cùng phụ tá Foulhoux. Công trình kiến trúc mang phong cách châu Âu kết hợp với nét trang trí châu Á. |
|
Đặc điểm ấn tượng nhất khi tham quan bên trong tòa nhà là những mái vòm cong tròn lớn ở cửa vào, dọc trần
|
|
Bên trong tòa nhà là hệ thống vòm cung sát cửa chính và vòm cung dài bên trong. Vòm cung lớn được chống đỡ bởi bốn trụ sắt nằm bốn góc, mỗi cột chống đỡ bốn kèo sắt tỏa ra bốn phía. |
|
Các điểm tiếp nối giữa trụ và kèo sắt được thiết kế công phu, chạm khắc những hoa văn đẹp. |
|
Trên vòm mái trong tiền sảnh của toà nhà có hai bản đồ lịch sử. Tấm bên phải là bản đồ Sài Gòn và xung quanh năm 1892, bên trái là bản đồ đường dây điện của Việt Nam và Campuchia năm 1936. |
|
Bên ngoài, phía trước ngôi nhà trang trí theo từng ô hình chữ nhật, trên đó ghi danh những nhà phát minh ra ngành điện tín và ngành điện. Trên các ô có đắp hình người đội vòng nguyệt quế, cùng chiếc đồng hồ lớn. Phía dưới đồng hồ vẫn còn lưu giữ năm khởi công xây dựng và khánh thành của tòa nhà.
|
|
Mặt tiền của bưu điện được trang trí những bảng tên một số danh nhân Pháp như Laplace, Voltaire, Arage, Gay-Lvssac...
|
|
Bất cứ du khách nào một lần đặt chân tới Sài Gòn cũng không thể nào bỏ qua địa danh tham quan đặc biệt ấn tượng này.
|
|
Đường dây thép (hệ thống bưu điện) Sài Gòn - Qui Nhơn - Đà Nẵng - Huế - Vinh - Hà Nội dài 2.000 km hoàn thành vào ngày 22/3/1888. Năm 1889 mở thêm đường liên lạc điện báo Sài Gòn - Bangkok để phục vụ cho giới kinh doanh. Từ ngày 1/7/1894 Sài Gòn bắt đầu sử dụng hệ thống điện thoại. |
|
Nơi đây vẫn lưu giữ 14 bốt điện thoại chia làm hai bên sảnh chính để phục vụ người dân và du khách có nhu cầu liên lạc cũng như hoài niềm về một thời đã qua. |
|
Bưu điện trung tâm vẫn hoạt động bình thường phục vụ người dân với các dịch vụ liên lạc hiện đại bên cạnh nhiều dịch vụ truyền thống như bưu phẩm ghi số hẹn giờ, phát chuyển nhanh, văn hóa phẩm lưu niệm, điện hoa, điện quà...
|
|
Bốn dãy bàn gỗ lớn xếp dọc bên trong phục vụ người dân có nhu cầu khai báo, ghi chép để gửi thư từ, bưu phẩm.
|
|
Với nhiều du khách, gửi bưu ảnh từ Bưu Điện trung tâm Sài Gòn tới người thân và bè bạn là một cách lưu giữ kỷ niệm khá thú vị giữa thời hiện đại.
|
|
Ông Dương Văn Ngộ ( sinh năm 1930), cựu nhân viên bưu điện từ năm 1952 được cho là người viết thư thuê (giúp) cuối cùng ở Sài Gòn. Dù đã nghỉ hưu được 24 năm nhưng ông lão thành thạo cả hai thứ tiếng Anh, Pháp vẫn còn làm việc tại đây. Tâm niệm của “người viết thư cho công chúng” là được phục vụ người dân cho tới lúc không còn đủ sức khỏe, cũng như giúp mọi người nhớ tới thư tay như một chút hoài niệm về thời Internet vắng bóng. Mỗi lần ông chỉ lấy công khoảng 10.000 - 20.000 đồng. |
|
Dọc hai bên hành lang tòa nhà được bày bán hàng nghìn sản phẩm đồ lưu niệm, bưu ảnh về đất nước con người Việt Nam cũng như về Sài Gòn nói riêng để phục vụ khách du lịch.
|
|
Du khách đến đây một phần để ngắm nét kiến trúc độc đáo của bưu điện này. Với nhiều người thì đây là điểm nghỉ chân lý tưởng sau một vòng tham quan thành phố Sài Gòn.
|
|
Hai bên vườn hoa trước cửa là hai tượng đài Bưu điện thời kỳ phát triển hiện đại, được xây dựng dịp chào mừng kỷ niệm 300 năm Sài Gòn.
|
Bưu Điện trung tâm
Bưu Điện Sài Gòn
kiến trúc Sài Gòn