Trung tâm Không gian Lyndon B. Johnson là nơi đặt quân đoàn phi hành gia của NASA, đồng thời chịu trách nhiệm đào tạo phi hành gia cho Mỹ và các nước khác. Trung tâm bao gồm 100 tòa nhà hiện đại với tổng diện tích lên đến 660 ha. Ảnh: ESA. |
Để chuẩn bị cho chuyến bay vào vũ trụ, các phi hành gia được tuyển chọn, đào tạo cẩn thận. Thông thường, khóa đào tạo kéo dài hai năm. Người học cần nắm kiến thức cơ bản về tàu con thoi, trạm vũ trụ quốc tế, tinh thần làm việc đồng đội. Ảnh: Reuters. |
Nội dung đào tạo cũng bao gồm cách mặc trang phục phi hành gia. Học viên còn cần luyện tập bản mô phỏng trạm không gian ở dưới nước. Ảnh: Reuters. |
Trạm mô phỏng dưới nước giúp các phi hành gia luyện tập cách hoạt động, di chuyển trong vũ trụ. Nơi đào tạo là phòng thí nghiệm Neutral Buoyancy - “bể bơi khổng lồ” dài 62 m, rộng 31 m, sâu 12 m. Mỗi lần luyện tập dưới mặt nước kéo dài khoảng 7 tiếng. Ảnh: Reuters. |
Phòng thí nghiệm này được thiết kế để học viên làm quen với môi trường không trọng lực khi bay vào vũ trụ. Thông thường, những người tham gia chương trình đào tạo phi hành gia của NASA đều có bằng đại học. Tuy nhiên, để thực sự bước chân vào không gian, họ còn phải học rất nhiều. Ảnh: Reuters. |
Với cường độ luyện tập lớn, ứng viên phi hành gia phải trải qua bài kiểm tra thể lực ngặt nghèo. Trước khi được hướng dẫn bay, họ cần hoàn thành nhiệm vụ sinh tồn dưới nước, vượt qua bài kiểm tra bơi. Ảnh: Reuters. |
Học viên còn được đào tạo về hệ thống tàu vũ trụ, các ngành khoa học cơ bản như Toán, Hướng dẫn và điều hướng, Hải dương học, Động lực học quỹ đạo, Thiên văn học, Vật lý. Ảnh: Reuters. |
Họ cũng học cách đối phó với các trường hợp khẩn cấp liên quan áp thấp khí quyển siêu cao hoặc hạ thấp. Ngoài ra, học viên tham gia 15 giờ bay mỗi tháng trong đội máy bay phản lực T-38 của NASA có trụ sở tại Ellington Field gần Trung tâm Không gian Johnson. Ảnh: Reuters. |
Theo NASA, để có một giờ di chuyển trong vũ trụ, phi hành gia cần luyện tập đi bộ trong bể nước khổng lồ 7 tiếng. Trang phục phi hành gia để giúp họ có cảm giác đang ở trong một tàu con thoi cỡ nhỏ. Ảnh: Reuters. |
Để đặt chân vào vũ trụ, họ thậm chí phải học cách ăn, gội đầu trong môi trường không trọng lực, thậm chí giao tiếp bằng ngôn ngữ khác. Ảnh: Reuters. |
Đến nay, các chuyến bay vào vũ trụ chỉ dành cho các phi hành gia được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, giới khoa học và kinh doanh kỳ vọng một ngày nào đó, dịch vụ khám phá vũ trụ sẽ được mở ra với khách du lịch. Ảnh: Reuters. |