Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bên trong trường đại học nhỏ và học phí đắt nhất ở Mỹ

Là một trong những trường có học phí đắt nhất ở Mỹ, Harvey Mudd đảm bảo cho sinh viên tương lai nhận lương cao hơn những người tốt nghiệp từ Harvard hay Stanford.

ben trong truong hoc anh 1
Nằm ở Claremont, California (Mỹ), Harvey Mudd có thể không phải là cái tên quá nổi tiếng khi không thuộc Ivy League hay gắn với những tên tuổi lừng danh như ĐH Stanford. Tuy nhiên, ngôi trường với chỉ 829 sinh viên này lại là nơi đào tạo ra những người thậm chí có lương cao hơn cựu sinh viên Harvard.
ben trong truong hoc anh 2
Ngoài ra, Harvey Mudd còn gây ấn tượng bởi nét văn hóa khác biệt so với phần lớn đại học khác ở nền giáo dục hàng đầu thế giới. Đầu tiên, bầu không khí trong trường rất yên tĩnh. Ván trượt, xe đạp được đặt ngay cạnh cửa ra vào mỗi tòa nhà. Sinh viên sử dụng chúng miễn phí để di chuyển trong trường.
ben trong truong hoc anh 3
Sinh viên Harvey Mudd được coi là những người giàu tham vọng. Họ chăm chỉ học hành, nghiên cứu, biến ngôi trường nhỏ thành một trong những cơ sở giáo dục mạnh nhất về STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán).
ben trong truong hoc anh 4
Tất cả sinh viên trường này phải hoàn thành khóa học về máy tính, đồng thời tham gia nhiều lớp học nhất có thể để chuẩn bị nền tảng khai phóng tốt trước khi tốt nghiệp. Do đó, Dẫn luận Khoa học Máy tính là khóa học có đông người học nhất. Trường đào tạo ở cả trình độ cơ bản lẫn nâng cao.
ben trong truong hoc anh 5
 Tuy nhiên, chương trình học nặng nề có mặt trái. Năm ngoái, trường tạm đóng cửa hai ngày vì sinh viên biểu tình phản đối chương trình giảng dạy cùng nghi vấn xung quanh việc cho phép sinh viên chất lượng thấp nhập học.
ben trong truong hoc anh 6
Đương nhiên, điều này không có nghĩa ĐH Harvey Mudd luôn bao trùm bởi bầu không khí học tập căng thẳng, tẻ nhạt. Trường có 9 khu ký túc xá. Mỗi khu thực sự là một cộng đồng thu nhỏ với những đặc sắc văn hóa riêng.
ben trong truong hoc anh 7
Khu ký túc xá có giám thị. Họ có nhiệm vụ đảm bảo an toàn cho sinh viên thay vì chịu trách nhiệm giám sát kỷ luật. Trên thực tế, việc sinh hoạt trong ký túc xá khá thoải mái. Sinh viên được quyền trang trí lại phòng ở và tự do vẽ bậy lên tường.
ben trong truong hoc anh 8
Nhưng trên hết, Harvey Mudd vẫn nổi tiếng vì mức lương cựu sinh viên vượt cả Harvard lẫn Stanford. Theo thống kê năm 2017 của PayScale, trường dẫn đầu bảng xếp hạng lương cựu sinh viên hệ cử nhân với mức trung bình đạt 81.000 USD ngay khi ra trường. Đương nhiên, trường cũng thu học phí đắt đỏ bậc nhất ở Mỹ: 71.939 USD/năm.
ben trong truong hoc anh 9
Vì thế mạnh của trường là STEM, Harvey Mudd không phải là lựa chọn phù hợp nữ giới. Liz Orwin (bên trái), nữ trưởng khoa đầu tiên của khoa Kỹ thuật thừa nhận môi trường ở đây không thích hợp với giảng viên hay sinh viên nữ. "Chúng tôi thường cảm thấy mình đang phải sinh hoạt trong một nền văn hóa xa lạ", bà bày tỏ.
ben trong truong hoc anh 10
Nhưng việc bà trở lại giảng dạy tại Mudd vào đầu thế kỷ 21 đã thay đổi văn hóa học thuật nơi đây. Số lượng nữ giới trong trường tăng rõ rệt. Cụ thể, ở khoa bà chủ quản, 7 trong số 24 giảng viên là phụ nữ. Đặc biệt, năm 2006, Maria Klawe trở thành hiệu trưởng ĐH Harvey Mudd và là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này từ khi trường thành lập năm 1955.
ben trong truong hoc anh 11
 Sự thay đổi đó được biểu hiện khắp trường và các phòng thí nghiệm không chỉ là nơi dành cho nam giới. Nhiều nữ sinh tham gia vào quá trình chế tạo, thử nghiệm robot.
ĐH Harvey Mudd nổi tiếng vì học phí đắt và lương cựu sinh viên cao Tổng số sinh viên của ĐH Harvey Mudd chưa đến 1.000 người. Chương trình đào tạo nặng nề đảm bảo họ nhận mức lương cao hơn những người tốt nghiệp từ Harvard hay Stanford.

Trường đại học được xếp hạng tốt nhất thế giới 6 năm liên tiếp

Viện công nghệ Massachusetts (MIT) là trường đại học hàng đầu về công nghệ của Mỹ. Ngôi trường này đã 6 năm liên tiếp là đại học tốt nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của QS.




Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm