Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh dị ứng - miễn dịch tăng báo động

Đây là nhóm người dễ tổn thương, có nguy cơ cao của rất nhiều bệnh và tình trạng y khoa.

Trong những năm gần đây, các bệnh dị ứng - miễn dịch như hen phế quản, lupus ban đỏ hệ thống, dị ứng thuốc, dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết... đang tăng lên một cách đáng báo động nhưng những hiểu biết về nhóm bệnh này còn khá ít ỏi.

Đó là thông tin vừa được GS.TS Lê Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện E tại buổi khai trương khoa Khám, chữa bệnh theo yêu cầu và quốc tế cùng khoa Dị ứng miễn dịch và da liễu ngày 28/6 tại Bệnh viện E.

Dị ứng là tình trạng bệnh lý của phản ứng miễn dịch với dị nguyên dẫn đến tổn thương tổ chức và rối loạn chức năng của một số cơ quan. Bệnh dị ứng rất hay gặp ở mọi đối tượng có khi chỉ gây mẩn ngứa, hắt hơi, đau bụng… nhưng khi phản ứng xảy ra quá mức có thể dẫn tới tử vong.

Theo GS Thành, tỷ lệ bệnh nhân đến khám vì dị ứng - miễn dịch ngày càng gia tăng so với trước, trong đó có nhiều loại dị ứng như nổi mề đay, dị ứng thuốc, hen, viêm mũi dị ứng, dị ứng thời tiết, dị ứng do thức ăn...

GS Thành cảnh báo bệnh về dị ứng - miễn dịch không thể tự ý chẩn đoán và điều trị mà cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được xác định nguyên nhân, qua đó tìm hướng điều trị đúng cách. Nhiều trường hợp bệnh nhân tự ý mua thuốc (thuốc bôi, thuốc uống) khiến bệnh không khỏi mà còn diễn tiến nặng hơn.

Benh di ung mien dich anh 1
Các bệnh dị ứng - miễn dịch tăng lên đáng báo động. Ảnh: BVCC.

Liên quan tới tình hình dịch bệnh Covid-19, PGS.TS Hoàng Thị Lâm - Trưởng khoa Dị ứng miễn dịch và da liễu, Bệnh viện E - cho biết tiên lượng những bệnh nhân trong nhóm suy giảm miễn dịch thứ phát do dùng thuốc ức chế miễn dịch như bệnh nhân ung thư, mắc bệnh tự miễn (lupus ban đỏ hệ thống, xơ cứng bì, viêm gan tự miễn, viêm mạch...), thay tạng... khi nhiễm SARS-CoV-2 là vấn đề đáng được quan tâm. Đây cũng là nhóm người dễ tổn thương, đặc biệt về mặt miễn dịch, là đối tượng nguy cơ cao của rất nhiều bệnh và tình trạng y khoa.

Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy, SARS-CoV-2 dường như không phải là nguyên nhân làm cho bệnh nặng hơn ở những bệnh nhân này.

“Đối với các virus này, đáp ứng miễn dịch bẩm sinh của chủ thể là yếu tố tiên quyết dẫn đến tổn thương phổi ở bệnh nhân nhiễm bệnh. Hơn thế nữa, từ dịch SARS-2002, dịch MERS-2012 và hiện nay là Covid-19, các bác sĩ chưa thấy ca tử vong nào liên quan đến bệnh nhân thay tạng, hóa trị liệu hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch ở bất cứ lứa tuổi nào”, PGS Lâm cho hay.

Dù vậy, PGS Lâm cho rằng “chưa phát hiện” không có nghĩa là “không có”. Trong thời điểm chưa ghi nhận trường hợp nặng hay tử vong nào của Covid-19 liên quan đến người mắc bệnh tự miễn phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch... những bệnh nhân trong nhóm này vẫn cần hết sức giữ gìn sức khỏe, hạn chế tiếp xúc với mầm bệnh. Họ cần tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn phòng bệnh Covid-19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

Cùng ngày, Bệnh viện TNCK Mắt quốc tế DND Hải Dương cũng đi vào hoạt động. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế - cho hay đây là bệnh viện chuyên khoa mắt chuẩn quốc tế đầu tiên tại Hải Dương, hy vọng góp phần giảm tại bệnh viện và giúp người bệnh không phải vượt tuyến hoặc ra nước ngoài chữa bệnh.

Xuất huyết toàn bộ tay chân sau khi ăn hải sản

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với hải sản nhưng vẫn ăn và không có thuốc dự phòng. Bác sĩ cảnh báo đây là điều rất nguy hiểm.

Thuận Anh

Bạn có thể quan tâm