Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh nhân có tinh hoàn nằm sâu trong ổ bụng

Một tinh hoàn của bệnh nhân nằm ẩn sâu trong bìu khiến kích thước bộ phận này bên trái nhỏ hơn bên phải.

Vừa qua, các bác sĩ khoa Ngoại Thận - Tiết Niệu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), tiếp nhận bệnh nhân H.V.N. (nam, 15 tuổi, trú tại Quảng Yên, Quảng Ninh). Gia đình cho biết không thấy tinh hoàn bên phải của bệnh nhân này từ nhỏ nhưng chưa đưa con đi điều trị.

Các bác sĩ phát hiện tinh hoàn phải của bệnh nhân nằm sâu trong ổ bụng. Ở ngoài, kích thước tinh hoàn trái nhỏ hơn bên phải.

Sau khi xác định được vị trí tinh hoàn ẩn trong ổ bụng, các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa và chẩn đoán bệnh nhân N. bị tinh hoàn lạc chỗ, chỉ định phẫu thuật nội soi hạ tinh hoàn ẩn.

Sau hơn một giờ, ca phẫu thuật nọi soi ổ bụng hạ tinh hoàn phải ẩn xuống bìu thành công, tinh hoàn trong ổ bụng được đưa về đúng vị trí chức năng trong bìu. Bệnh nhân có thể ăn uống, vận động, sinh hoạt bình thường và xuất viện sau 3 ngày.

nam sinh an tinh hoan anh 1

Hình ảnh tinh hoàn ẩn của bệnh nhân trên phim chụp CT Scanner ổ bụng. Ảnh: BVCC.

Tinh hoàn ẩn là bệnh lý bẩm sinh gặp ở trẻ nam với tỷ lệ 3-4% sau khi sinh. Tỷ lệ này cao hơn ở trẻ sinh thiếu cân, đẻ non, sinh đôi... Biểu hiện của bệnh là trẻ sinh ra không đủ 2 tinh hoàn trong bìu. Lúc này tinh hoàn có thể nằm trên đường di chuyển của nó như ổ bụng hoặc ống bẹn.


Các bác sĩ khuyến cáo với trẻ nam sau sinh không đủ 2 tinh hoàn trong bìu, cha mẹ cần cho trẻ đến khám tại cơ sở y tế chuyên khoa Nam học tiết niệu sớm (trước 2 tuổi) để được tư vấn điều trị kịp thời.

Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh có thể gặp các biến chứng như xoắn vặn tinh hoàn, chấn thương vỡ tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn, ung thư... dẫn đến nguy cơ vô sinh.

Nam sinh 16 tuổi bị xoắn tinh hoàn

Các bác sĩ nhận định tinh hoàn của bệnh nhân treo cao, xoay trục gây hiện tượng đau nhói.

Quốc Toàn

Bạn có thể quan tâm