Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh nhi bỏng nặng vì ngã vào chậu nước sôi

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận trường hợp bệnh nhi bỏng nhiều vùng trên cơ thể vì ngã vào chậu nước nóng.

Gia đình bệnh nhi cho biết người lớn khi tắm cho trẻ đã đổ nước sôi vào chậu trước khi đổ nước lạnh. Trẻ hiếu động ngã vào chậu nước gây bỏng vùng trên cơ thể.

Bệnh nhi được chẩn đoán bỏng độ II ở các vị trí lưng, cẳng tay hai bên, đùi, mông và vùng sinh dục. Diện tích bỏng khoảng 12% cơ thể.

Nga vao chau nuoc soi anh 1

Diện tích bỏng của bệnh nhi khoảng 12% cơ thể. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Đỗ Hoàng Việt, khoa Ngoại và Chuyên khoa, cho biết có nhiều tác nhân gây bỏng cho trẻ nhỏ, thường gặp nhất là do nước sôi.

Tổn thương do bỏng đa dạng, ở nhiều vị trí như chân, lưng, cánh tay. Đặc biệt, ở vị trí bàn tay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhi, để lại di chứng nặng nề.

Ngoài ra, các vị trí bỏng ở vùng mặt hoặc bộ phận sinh dục cũng rất nguy hiểm vì ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản sau này của trẻ. Các ca bỏng nặng thường phải điều trị lâu dài và tốn rất nhiều chi phí.

Bác sĩ Việt khuyến cáo trẻ nhỏ vốn hiếu động, do đó cần giám sát, để phích nước sôi, cốc nước nóng, thức ăn mới nấu, bàn là đang nóng, bật lửa, ở nơi các cháu không sờ hoặc với tới được.

Khi bị bỏng nước sôi, việc đầu tiên các gia đình cần làm là nhanh chóng bộc lộ vị trí bị bỏng, đưa vùng tổn thương vào dưới vòi nước hoặc chậu nước mát và sạch. Hành động này giúp giảm nhiệt độ, giảm đau, phù nề, viêm nhiễm và độ sâu của vết thương.

Bé gái nặng 1,6 kg khi chào đời xuất viện

Sau 37 ngày điều trị tích cực, bé đủ điều kiện để chuyển sang nuôi dưỡng bằng phương pháp Kangaroo, cả cha và mẹ cùng nhau ấp con. Hiện tại, trẻ bú mẹ hoàn toàn, cân nặng 2,6 kg.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm