Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Phó khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết bệnh nhi là bé N.L.T.M, 9 tuổi, quê Phú Yên.
Chị L.T.P.T., mẹ của bệnh nhi, cho biết vài ngày trước khi nhập viện, tim bé M. đập nhanh. Sau đó, bé buồn nôn, than mệt nên người nhà đưa đến Bệnh viện Nhi đồng 2.
Tại khoa Tim mạch, bé M. được chẩn đoán rối loạn nhịp tim dạng nhanh (nhịp nhanh kịch phát trên thất) với tần số tim lên đến 220 lần/phút. Ngoài ra, bệnh nhi còn diễn tiến vào sốc, ngưng tim, ngưng thở rất nhanh.
Bệnh nhi 9 tuổi được cấp cứu kịp thời và hồi sinh nhịp đập trái tim kỳ diệu. Ảnh: BVCC. |
Các bác sĩ và điều dưỡng của khoa Nội tim mạch và khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã chạy đua với thời gian để vừa đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp, vừa xoa bóp tim ngoài lồng ngực liên tục cho bệnh nhi.
Sau 8 giờ, tình trạng của bé M. khả quan hơn. Em được tiếp tục điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc với các biện pháp như thở máy, hỗ trợ tim với ECMO (dụng cụ hỗ trợ tim), các thuốc vận mạch, thuốc chống rối loạn nhịp và lọc máu liên tục.
Theo bác sĩ Phượng, đây là trường hợp bệnh tim với dạng rối loạn nhịp nhanh được gọi là nhịp nhanh kịch phát trên thất. Dạng bệnh này có thể làm rối loạn huyết động rất nặng, gây ngưng tim và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Nhịp nhanh kịch phát trên thất là tình trạng tim đập quá nhanh dẫn đến không thể bơm đầy máu. Khi cơn nhịp nhanh kịch phát xuất hiện, nhịp tim có thể tăng lên 200 nhịp/phút, đe dọa tính mạng người bệnh.
Những loại vi khuẩn mang bộ mặt của cừu non
Trong cơ thể người có một hệ thống vi sinh vật rất phong phú. Chúng có công rất lớn trong việc xây dựng hàng rào miễn dịch và đề kháng cho cơ thể. Thế nhưng, việc lạm dụng kháng sinh đã gây ảnh hưởng xấu đến hệ vi sinh vật trong cơ thể. Cuốn sách "Siêu tổ chức con người" của tác giả Rodney Dietert đem tới cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để bảo vệ hàng rào đề kháng tự nhiên của cơ thể và xây dựng lối sống lành mạnh.