Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bệnh quai bị có lây không?

Con tôi vừa mắc quai bị được 2 ngày. Cháu bị sốt cao 39 độ C, đau đầu, sưng một bên mặt. Tôi muốn hỏi bệnh này có lây không? Nếu có, tôi phải phòng ngừa thế nào?

Con tôi vừa mắc quai bị được 2 ngày. Cháu bị sốt cao 39 độ C, đau đầu, sưng một bên mặt. Tôi muốn hỏi bệnh này có lây không? Nếu có, tôi phải phòng ngừa thế nào?

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương quốc Anh (NHS)

Bệnh quai bị dễ nhận biết nhất bởi những vết sưng đau ở một bên mặt dưới tai (tuyến mang tai), khiến người bị quai bị có hình dạng "khuôn mặt chuột đồng" đặc biệt. Các triệu chứng khác của quai bị bao gồm đau đầu, đau khớp và sốt cao, có thể xuất hiện vài ngày trước khi sưng tuyến mang tai.

Bệnh quai bị lây lan theo cách giống cảm lạnh và cúm là qua những giọt nước bọt bị nhiễm bệnh có thể được hít vào hoặc sờ từ các bề mặt và truyền vào miệng hoặc mũi.

Người bệnh quai bị dễ lây nhất vài ngày trước khi các triệu chứng phát triển và trong vài ngày sau đó. Trong thời gian này, điều quan trọng là ngăn ngừa lây nhiễm sang người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người chưa được tiêm phòng.

Nếu bị quai bị, bạn có thể giúp ngăn ngừa lây lan bằng cách:

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng.

- Sử dụng và vứt bỏ khăn giấy khi bạn hắt hơi.

- Tránh đi tới trường học hoặc nơi làm việc trong ít nhất 5 ngày sau khi các triệu chứng của bạn xuất hiện.

Hiện tại không có cách chữa bệnh quai bị, tình trạng sẽ hết trong vòng 1-2 tuần. Trong khi đó, bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng cách:

- Nghỉ ngơi nhiều trên giường và uống nhiều nước.

- Sử dụng thuốc giảm đau, chẳng hạn ibuprofen và paracetamol, không nên dùng aspirin cho trẻ em dưới 16 tuổi.

- Chườm ấm hoặc mát lên các tuyến bị sưng để giúp giảm đau.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Biện pháp giảm ho, trị viêm phế quản tại nhà

Ho kéo dài, có đờm, thở khò khè, sổ mũi là những triệu chứng điển hình của viêm phế quản có thể khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.

Độc giả Anh Xuân

Bạn có thể quan tâm