Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh sởi tiếp tục tăng ở Đồng Nai

Sởi là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, chủ yếu gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Người lớn chưa tiêm phòng vaccine hoặc tiêm chưa đủ mũi cũng có thể mắc bệnh.

Bệnh nhi mắc sởi điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Ảnh: CDC Đồng Nai.

Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Đồng Nai, trong tuần 34 (từ ngày 16/8 đến hết ngày 22/8) toàn tỉnh ghi nhận thêm 3 ca mắc mới bệnh sởi, nâng tổng số ca mắc bệnh sởi từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh là 50 ca, tăng 49 ca so với cùng kỳ.

Trước tình hình gia tăng ca mắc bệnh sởi, bác sĩ Hồ Thị Hồng, CDC Đồng Nai, khuyến cáo người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh, trong đó tiêm vaccine là biện pháp an toàn, hiệu quả nhất. Người dân cần đưa con từ 9 tháng tuổi chưa tiêm vaccine sởi, hoặc từ 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine sởi đến trạm y tế xã, phường để tiêm.

Nếu trẻ được tiêm một mũi vaccine sởi lúc 9-11 tháng tuổi, chỉ có 80-85% trẻ có đáp ứng miễn dịch. Nếu trẻ được tiêm thêm mũi vaccine sởi thứ 2 lúc 18 tháng tuổi thì tỷ lệ bảo vệ là 90-95%. Sau khi trẻ được tiêm đủ 2 mũi vaccine theo lịch tiêm chủng hoặc sau khi mắc sởi, trẻ sẽ có miễn dịch có thể bền vững suốt đời.

Giai đoạn khởi phát của bệnh sởi thường kéo dài 2-4 ngày với các triệu chứng sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, hoặc viêm thanh quản cấp. Ở giai đoạn toàn phát, trẻ phát ban khắp cơ thể trong vòng 6 ngày rồi lặn và khỏi dần bệnh.

Tuy nhiên, khi trẻ có các dấu hiệu sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên, khó thở, thở nhanh, thở gấp, mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt... phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện.

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm màng não, biến chứng đường tiêu hoá, viêm loét giác mạc và có thể gây mù vĩnh viễn.

Sởi là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng, phụ huynh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi như

  • Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch đến 99%
  • Vệ sinh sạch sẽ có trẻ mỗi ngày
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn
  • Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi
  • Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày
  • Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi

Học cách già đi

Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.

Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.

Bao giờ thế giới có vaccine ung thư?

Không giống các loại vaccine truyền thống ngừa bệnh, vaccine điều trị ung thư cá nhân hóa được tạo ra để sử dụng cho những người đã mắc bệnh ung thư.

Nguyễn Thuận

Bạn có thể quan tâm