Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh sốt xuất huyết gieo rắc chết chóc ở lục địa đen

Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo dịch sốt xuất huyết Ebola đang vượt tầm kiểm soát ở lục địa đen với 400 người chết tại khu vực Tây Phi.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tại Tây Phi “hành động quyết liệt” nhằm đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đang hoành hành tại khu vực, khiến gần 400 người chết. Đây là dịch bệnh có quy mô lớn nhất thế giới về các ca nhiễm bệnh, số người tử vong và phạm vi lây lan về mặt địa lý.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các quốc gia tại Tây Phi hành động quyết liệt nhằm đối phó với dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đang hoành hành tại khu vực, khiến gần 400 người chết. Theo BBC, đây là dịch bệnh có quy mô lớn nhất thế giới về các ca nhiễm, số người tử vong và phạm vi lây lan về mặt địa lý.
WHO ghi nhận hơn 600 trường hợp nhiễm virut Ebola tại Cộng hòa Guinea với khởi nguồn dịch bệnh ở khu vực phía nam Guekedou – nơi từng là trung tâm thương mại lớn của Tây Phi. Sau đó, dịch đã lây sang các nước láng giềng là Sierra Leone và Liberia.
WHO ghi nhận hơn 600 trường hợp nhiễm virut Ebola tại Cộng hòa Guinea. Bệnh bắt đầu bùng phát từ khu vực phía nam Guekedou – nơi từng là trung tâm thương mại lớn của Tây Phi. Sau đó dịch đã lây sang các nước láng giềng là Sierra Leone và Liberia.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo, dịch sốt xuất huyết Ebola đang mất kiểm soát. MSF đã điều khoảng 300 nhân viên y tế tới Guinea, Sierra Leone và Liberia –  3 điểm nóng của dịch bệnh tại khu vực.
Tổ chức Bác sĩ không biên giới (MSF) cảnh báo, dịch sốt xuất huyết Ebola đang vượt tầm kiểm soát. MSF đã điều khoảng 300 nhân viên y tế tới Guinea, Sierra Leone và Liberia – 3 điểm nóng của dịch bệnh tại khu vực.
Theo WHO, những người bị nhiễm bị lan truyền do tiếp xúc với người hoặc động vật đã chết, tỷ lệ nhiễm bệnh từ 25% đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus. Các triệu chứng bao gồm xuất huyết các bộ phận trong cơ thể và chảy máu ở bên ngoài, tiêu chảy và nôn mửa.
Theo WHO, bệnh lây lan do người tiếp xúc với người bệnh hoặc động vật nhiễm virus. Tỷ lệ nhiễm bệnh vào khoảng từ 25% đến 90%, tùy thuộc vào chủng virus. Các triệu chứng bao gồm sốt, đau đớn, khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy và nôn, khạc ra máu. 
Vật chủ tự nhiên của virus Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh, tuy không phải là ổ chứa virus, song là vật chủ nguy hiểm.
Vật chủ tự nhiên của virus Ebola có thể là loài dơi ăn quả đặc biệt có khả năng lây truyền cho người. Động vật linh trưởng cũng là một nguồn lây nhiễm bệnh.
Người dân đang đợi kết quả thử máu. Các nhân viên y tế phải mặc quần áo phòng hộ do virus Elbola có tốc độ lây lan nhanh. 90% nạn nhân tử vong khi nhiễm loại virus này.
Một số người dân đang đợi kết quả thử máu. Các nhân viên y tế phải mặc quần áo phòng hộ do virus Ebola có tốc độ lây lan nhanh. 90% nạn nhân tử vong khi nhiễm virus.
Kết quả thử máu trong vài giờ sẽ cho biết liệu người dân có nhiễm loại virus gây bệnh hay không.
Kết quả thử máu trong vài giờ sẽ cho biết người dân nhiễm loại virus hay không.
Nhân viên y tế sẽ khử trùng quần áo và các thiết bị bảo vệ bằng Clo sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh trong khu vực cách ly.
Nhân viên y tế sẽ khử trùng quần áo và các thiết bị bảo vệ bằng Clo sau khi tiếp xúc với virus trong khu vực cách ly.
Các nhân viên y tế phát đệm cho 5 gia đình phải khử trùng sau khi người thân của họ qua đời vì chủng virus Elbola.
Các nhân viên y tế phát đệm mới cho 5 gia đình sau khi người thân của họ qua đời vì virus Ebola.
Các thành viên gia đình và những người trong làng tới dự lễ tang của một người vừa qua đời.
Các thành viên gia đình và những người trong làng tới dự lễ tang của một người vừa qua đời.
Virus Ebola được phát hiện hồi năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Kể từ đó, dịch diễn ra chủ yếu tại khu vực Trung Phi.
Giới khoa học phát hiện virus Ebola lần đầu vào năm 1976 tại Cộng hòa Dân chủ Congo.
Theo các chuyên gia, việc cách ly người bệnh với bên ngoài là cách duy nhất để chặn con đường lan truyền của virus Ebola. Hiện tại, chưa có bất cứ vắcxin và phương thức đặc hiệu nào để điều trị virus Ebola.
Theo các chuyên gia, cách ly người bệnh với bên ngoài là cách duy nhất để chặn con đường lan truyền của virus Ebola. Hiện tại, ngành y tế chưa tìm ra vaccine và phương thức đặc hiệu để điều trị bệnh do chúng gây nên.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm