Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Bệnh viện điều trị di chứng hậu Covid-19 tại TP.HCM

Một số bệnh viện ở TP.HCM đã mở khoa điều trị trong bối cảnh nhiều người có những triệu chứng kéo dài sau khi khỏi Covid-19.

Sau khi khỏi Covid-19, tôi thường xuyên mất ngủ và cảm giác khó thở, hụt hơi, sức khỏe kém hơn trước. Xin hỏi tại TP.HCM, những bệnh viện nào có đơn vị chuyên điều trị người có triệu chứng hậu Covid-19?

Sở Y tế TP.HCM

Mới đây, lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM thông tin về việc ghi nhận nhiều di chứng ở người bệnh hậu Covid-19. Đây là vấn đề được sự quan tâm bởi không chỉ ngành y tế mà cả thành phố.

Tính đến nay, nhiều bệnh viện ở TP.HCM đã mở các phòng khám hậu Covid-19 để tư vấn, khám và đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp. Một số bệnh viện lớn cũng thành lập khoa điều trị hậu Covid-19 như Bệnh viện Nhi đồng 1, Viện Y dược học dân tộc, Bệnh viện Phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp, Bệnh viện Lê Văn Thịnh.

Các đơn vị trực thuộc Trung ương có Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM.

Ngành y tế TP.HCM cũng lên kế hoạch xây dựng hướng dẫn điều trị hậu Covid-19 theo các phân tuyến điều trị (trong thời gian chờ ban hành chính thức từ Bộ Y tế).

Sở Y tế cũng lập mô hình 3 tầng trong quản lý, chăm sóc sức khỏe hậu Covid-19. Trong đó, tầng 3 là các bệnh viện chuyên khoa, đa khoa tuyến cuối. Tầng 2 là bệnh viện tuyến quận, huyện. Tầng một là các cơ sở y tế địa phương.

Bên cạnh đó, Hội Đông Y TP.HCM cũng phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình chăm sóc sức khỏe cho 12.000 người hậu Covid-19 (6.000 người có công với cách mạng, đảng viên cao tuổi và 6.000 người dân có hoàn cảnh khó khăn).

Chương trình diễn ra từ 16/1 đến ngày 29/4. Các hoạt động chính là khám bệnh tầm soát, sàng lọc, tư vấn tâm lý hậu Covid-19, chụp X-quang tim, phổi, đo điện tim (ECG), siêu âm...

Ngoài ra, TP.HCM cũng triển khai tiêm vaccine cho những người khỏi Covid-19. Trước đây, những trường hợp này cần đợi 6 tháng sau khi khỏi Covid-19 mới tiêm mũi tiếp theo. Hiện tại, quy định mới của Bộ Y tế cho phép họ có thể được tiêm ngay mũi vaccine bổ sung.

Molnupiravir ảnh hưởng sinh sản thế nào?

Bộ Y tế khuyến cáo Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng dù rủi ro được coi là thấp.

Người lớn nên chăm sóc trẻ mắc Covid-19 tại nhà thế nào?

Theo bác sĩ Đỗ Châu Việt, gia đình nên theo dõi nhịp thở và chỉ các biểu hiện ăn uống cho trẻ trong thời gian bé nhiễm nCoV.

Độc giả Tâm An

Bạn có thể quan tâm