Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị coi là quái vật vì mang khuôn mặt 'sư tử' suốt 23 năm

Trong suốt 23 năm, người đàn ông Ấn Độ bị mọi người gọi là quái vật do mắc phải "hội chứng mặt sư tử" hiếm gặp.

Suresh, sống ở Tamil Nadu (Ấn Độ), có cuộc sống và sức khỏe hoàn toàn bình thường trước năm 18 tuổi. Nhưng sau đó, khuôn mặt của anh bắt đầu xảy ra những thay đổi nghiêm trọng không thể kiểm soát.

Xương gò má, sống mũi và xương hàm trên của Suresh phát triển bất thường, to lên nhanh chóng khiến hốc mắt sâu và khuôn mặt biến dạng.

Bị gọi là "quái vật" suốt 23 năm

Suresh mắc phải căn bệnh cực kỳ hiếm gặp gọi là leontiasis ossea hay “hội chứng mặt sư tử”. Trên thế giới, y học mới chỉ ghi nhận khoảng vài trường hợp mắc chứng bệnh như Suresh.

Suốt 23 năm, anh đã tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ nhưng không thành, trong khi bệnh ngày càng tiến triển mạnh. Suresh thực sự tuyệt vọng khi phải chịu nhiều khổ cực vì căn bệnh quái ác này. Thậm chí, mọi người đều gọi anh là "quái vật".

Rất may mắn, Suresh đã gặp được bác sĩ Sunil Richardson ở thành phố Nagercoil, phía nam Ấn Độ.

Bác sĩ Sunil cho biết: "Bệnh nhân này đã đến gặp rất nhiều bác sĩ điều trị nhưng đều bị trì hoãn. Phẫu thuật là lựa chọn hiệu quả duy nhất. Chúng tôi đã thực hiện phẫu thuật loại bỏ bớt xương gò má của anh mà không để lại vết sẹo quá lớn".

Vì Suresh có gia cảnh nghèo khó, bệnh viện đã phẫu thuật và điều trị hoàn toàn miễn phí cho anh. Người đàn ông này chỉ phải chi trả tiền thuốc.

Hoi chung mat su tu anh 1
Sau phẫu thuật, Suresh có khuôn mặt hoàn toàn bình thường. Ảnh: Express.

Sau phẫu thuật, khuôn mặt của Suresh hoàn toàn thay đổi và giống như người bình thường. Anh được điều trị đặc biệt và hồi phục trong vòng 10 ngày ở Bệnh viện thành phố Nagercoil.

Bác sĩ Sunil giải thích tình trạng của bệnh nhân là kết quả của chứng loạn sản sợi, trong đó xương bình thường được thay thế bằng mô liên kết, hay còn được gọi là tình trạng rối loạn xương cơ mặt.

Hoi chung mat su tu anh 2
Hộp sọ của người bị hội chứng leontiasis ossea tại Bảo tàng Nhân chủng học của Đại học Bologna (Italy). Ảnh: Forbes.

Căn bệnh này không phải do di truyền mà có thể là một dạng đột biến gen xảy ra trong thai kỳ. Bệnh dẫn đến tình trạng xương yếu và dễ gãy. Nếu phát triển gần mắt và tai, nó ảnh hưởng đến thị lực và thính giác của người bệnh, thậm chí gây áp lực lên não và dẫn đến tử vong.

"Đây là tình trạng rất hiếm gặp và nó thực sự là trường hợp 'hội chứng mặt sư tử' điển hình. Vì vậy, nó thậm chí còn hiếm hơn", bác sĩ Sunil khẳng định.

"Hội chứng mặt sư tử" là gì?

Theo tạp chí Forbes, thuật ngữ y học leontiasis ossea lần đầu tiên được sử dụng bởi bác sĩ Hy Lạp cổ đại Rufus of Ephesus. Nó mô tả những thay đổi xương gây ra bởi hội chứng khiến người bệnh có khuôn mặt giống sư tử.

Khi đó, bác sĩ Rufus nghĩ rằng hội chứng này là do bệnh phong hoặc bệnh phù chân voi. Ngày nay, các nhà khoa học phát hiện đó có thể là kết quả của nhiều bệnh khác nhau.

"Hội chứng mặt sư tử" rất hiếm và liên quan đến sự phát triển thêm của xương mặt, đặc biệt là hàm trên. Việc tăng trưởng ở khu vực này làm thu hẹp mũi, miệng, ảnh hưởng đến quỹ đạo mắt và thần kinh thị giác, làm tổn hại thị lực.

Chứng bệnh này ảnh hưởng chủ yếu đến trẻ em và thanh thiếu niên có bộ xương vẫn đang phát triển. Nó có thể xảy ra ở bất kỳ vùng xương nào trên cơ thể con người.

Hoi chung mat su tu anh 3
Tượng Nhân sư Giza vĩ đại tại Ai Cập. Ảnh: Forbes.

Một giả thuyết thú vị về chứng leontiasis ossea đó là hình ảnh Nhân sư Giza vĩ đại của Ai Cập. Với thân của sư tử và đầu của con người, Nhân sư đại diện cho một sinh vật trong huyền thoại. Nhưng các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết rằng nó có thể phản ánh mô hình sống của một người bị phát triển xương mặt quá mức.

Năm 2005, trên tạp chí Endocrinological Investigation, bác sĩ Hutan Ashrafian của Học viện Hoàng gia London (Anh) đã phân tích tượng nhân sư và cho rằng bức tượng có thể tượng trưng cho một người mắc chứng hàm nhô. Ngoài ra, vì tượng Nhân sư có hình dáng của một con sư tử, người đó cũng có thể mắc chứng bệnh leontiasis ossea.

Căn bệnh 'người cây' khủng khiếp đeo bám chàng trai trẻ Một người đàn ông ở Bangladesh mặc dù đã phải trải qua 24 lần phẫu thuật loại bỏ mụn cóc khỏi cơ thể nhưng căn bệnh vẫn tái phát trở lại.

Chứng rối loạn quái lạ khiến người bệnh muốn cắt tay chân

Người mắc chứng rối loạn nhận dạng toàn vẹn cơ thể (BIID) luôn bị ám ảnh mình bị thừa một bộ phận nào đó như tay, chân hoặc mắt nên phải tìm cách loại bỏ nó.




Phương Mai

Bạn có thể quan tâm